Chia Sẻ:
http://ngocduccung.edu.vn/book_chapter?alias=hoi-8-thien-phat-vien-du-ky--ngoc-duc-cung
HỒI VIII
Thanh Dương Điện khẩu nghiêm thẩm sát
清 陽 殿 口 嚴 審 察
hập điều đại nguyện thị thiên thê.
十 條 大 愿 是 天 梯
Thiên hành nhật nguyệt vận càn khôn,
天 行 日 月 運 乾 坤
Nhiên chiếu tịch kim dưỡng quần luân
然 照 昔 今 養 群 倫,
Cổ đạo kim tuyên kế đạo thống,
古 道 今 宣 繼 道 統
Phật giá từ hàng cứu mê trầm,
佛 駕 慈 航 救 迷 沉
Ta chính là Thiên Nhiên Cổ Phật, là Vạn Quốc Giáo Chủ, khâm phụng Mẫu
Chỉ, giáng lâm Phật đường, khấu đầu tham giá Lão Mẫu, gặp lại Đồ Đệ hiền
lành. Hôm nay lâm đàn, ra trang vàng Sách Du Ký, nhờ vào cơ duyên Điểm
Huyền. Căn cơ con người trong thời kỳ mạt pháp, bị nghiệp lực tra tấn, trí
tuệ bị che lấp đi, chơn giả khó phân biệt, các loại thần thông, dẫn dụ điên
đảo, đạo bàn dấy lên sóng gió, ai có thể thay trời quét lời quái lạ lệch lạc
này, mong Đồ Đệ tuyên truyền, để cứu vớt Phật tử về đài sen.
Khái khái, xong.
Đại đạo huyền huyền nhất khí phán, lưỡng nghi tứ tướng liên.
大 道 玄 玄 一 氣 判 , 兩 儀 四 相 連
Càn khôn điện định tam dương thái, nhân vật súc sinh yên.
乾 坤 奠 定 三 陽 泰 , 人 物 畜 生 焉
Tánh tánh tồn tồn vô vi hề, hành đạo bình tự nhiên.
性 性 存 存 無 爲 兮 , 行 道 平 自 然
Nhân bẩm thiên địa ngũ khí tú, độc tôn vạn linh tiên.
人 禀 天 地 五 氣 秀 , 獨 尊 萬 靈 先
Linh quý trí tuệ năng tu đạo, tú tôn ngộ trung huyền.
靈 貴 智 慧 能 修 道 , 秀 尊 悟 中 玄
Niệm tư tại tư tư tại đạo, tam phẩm triều tổ liên,
念 茲 在 茲 茲 在 道 , 三 品 朝 祖 蓮
Phật quang chiếu triệt linh sơn tháp, trung dung nhị lục miên.
佛 光 照 澈 靈 山 塔 , 中 庸 二 六 綿
Tu tâm dưỡng tánh nhật tam tỉnh, vạn duyên thiết vật triền.
修 心 養 性 日 三 省 , 萬 緣 切 勿 纒
Thiền cơ tạo hóa chơn như giác, mật thần tụ đạo huyền.
禪 機 造 化 真 如 覺 , 默 神 凝 道 玄
Huyền trung hữu chơn vô thanh xú, tuệ quang chiếu tam thiên.
玄 中 有 真 無 聲 臭 , 慧 光 照 三 千
Tiêu diêu tự tại thiên ngoại khách, đạo tải vạn bát tiên.
逍 遙 自 在 天 外 客 , 道 載 萬 八 仙
Chí đạo hà nhân hiểu đắc ngộ, tiên thiên nhất điểm huyền.
至 道 何 人 曉 得 悟 , 先 天 一 點 玄
Điểm khai linh sơn thông thiên khiếu, vĩnh biệt lục đạo chiên.
點 開 靈 山 通 天 竅 , 永 別 六 道 煎
Tịnh thổ pháp môn kim khai thái, phổ độ tam tào hiền
淨 土 法 門 今 開 泰 , 普 渡 三 曹 賢
Sấm thời vận hề mạc thác quá, cầu sư tầm Thiên Nhiên
趁 時 運 兮 莫 錯 過 , 求 師 尋 天 然
Hoa hoa thế giới phi lạc thổ, tại thế vật lưu liên.
花 花 世 界 非 樂 土 , 在 世 勿 流 連
Thập trung cửu phi điên điên đảo, danh cương lợi tỏa khiên.
十 中 九 非 顚 顚 倒 , 名 韁 利 鎖 牽
Trù trương vi ảo thị phi tác, khảm liêu tam đồ hảm.
譸 張 爲 幻 是 非 作 , 坎 隙 三 途 陷
Nhưỡng ác nghiệt chướng tổng do kỷ, trụy khang vạn trượng uyên.
釀 惡 孽 障 總 由 己 , 墮 坑 萬 丈 淵
Sanh vi nhân thân tu đạo quý, tá giả luyện chơn tiên.
生 爲 人 身 修 道 貴 , 藉 假 練 真 仙
Vận chí tư thời thiên khai thái, nhất thất vạn kiếp nan.
運 至 斯 時 天 開 泰 , 一 失 萬 劫 難
Nhân đạo thiên đạo hành đồng quỹ, ta bà hóa liên thiên.
人 道 天 道 行 同 軌 , 娑 婆 化 蓮 天
Bình thâu vạn giáo đồng quy lý, đại đồng khai thái niên.
平 收 萬 教 同 歸 理 , 大 同 開 泰 年
Duy nguyện chúng sanh tín tâm định, tây phương an lạc nhiên.
唯 願 眾 生 信 心 定 , 西 方 安 樂 然
Ha ha, xong.
Nói đến Ngũ Giáo Thánh Nhân, đời đời Tổ Sư, khổ khẩu bà tâm độ người
đời trên thế gian, là muốn để cho ai nấy đều về con đường giác ngộ, để cho
ai nấy đều thoát khỏi mê muội. Nói tóm lại nếu như con người không thể
biết về tâm, thì không thể biết về đạo. Cho nên người tu đạo, đầu tiên nhất
phải luyện cái tâm của mình. Nhưng luyện trong lúc chưa phát tâm là “khó
hiểu”, luyện trong lúc đã phát tâm là “Dễ làm”. Như là du tâm, vọng tâm,
các thứ tâm tạp niệm, đều là cái tâm đã phát đấy, muốn để cho nó tịch nhiên
bất động, phải thủ cái tâm mình, định cái tâm mình, thâu cái tâm mình.
Nói đến thủ cái tâm, giữ lại trong lúc nó chưa động đậy; định tâm: là định
lại trong lúc tâm động. Thâu cái tâm: là thâu lại trong lúc nó đã động. Thâu
nó là không dễ, trước tiên phải quan sát cơ chuyển của nó, hễ dấy lên là thâu
lại ngay; thâu nó càng nhanh, thủ nó càng vững, định nó càng yên, đó chính
là bí quyết tu tâm đấy. Điều chủ yếu là để cho động tĩnh trong tâm khớp với
đạo.
Nói tóm lại, tâm là được kết thành bởi chơn dương của “Tiên thiên nhất khí”.
Cho nên tâm thuộc về hỏa, nhưng không phải thuần dương chẳng có âm,
trong dương tự có chơn âm. Trong chữ “tâm” “心” có ba chấm úp xuống,
dưới có mặt trăng ngửa lên chứa đựng. Có thể thấy “dương” không có “âm”
là không mọc lên, “âm” không có “dương” là không sanh ra, “chơn âm”
theo “chơn dương”, cho nên gọi là “tâm”. Cho nên động một tí vọng niệm,
trong tâm là mất đi một tí chơn khí, có một việc nhập vào tâm, là thêm một
thứ ma chướng.
Con đường tu tâm, Nhà nho gọi là chánh tâm, bên nhà Phật gọi là minh tâm,
bên Đạo Gia gọi là luyện tâm. Mấy cái tâm đó đều là cùng một cái tâm, mấy
cái pháp đó đều là cùng một cái pháp, không có khác biệt đấy. Trong tu trì
có thể có chút khác nhau, chứng quả thì không thể chẳng về chung. Mà
Thánh hiền tiên Phật là một biệt danh của cái tâm này khi nó được viên
mãn chí thiện”. Bắt đầu từ nơi “tâm” mà tu, thì một chơn là mọi thứ đều
chơn, một được chứng thì mọi thứ đều được chứng.
Thiên mệnh là đến từ vầng sáng của Thiên Tánh, Đại Đạo cũng là dẫn dắt
cái tánh mà đi, tu sĩ mọi người đều có lương tri lương năng, tuy rằng thói
quen trong lũy kiếp đeo theo cái thân mà tồn tại, nhưng lương tri mọi người
dường như không giảm một tí ti. Tu tâm dưỡng tánh, chính là huấn luyện
lương tâm có thể không bị thói quen che lấp đi, mà từ mê muội trở về giác
ngộ. Từ giác ngộ mà hành, từ hành mà chứng, chứng không có cái gì khác,
là mọi thứ đều khớp với thiên lương mà thôi.
Ngộ Duyên tịnh tâm, đêm nay thời gian viết Sách Du Ký đã đến, Hạc
Tiên đã cung kính đợi ở ngoài Phật Đường, hai ta khởi hành ngao du
nha!
Ngộ Duyên:
Hạc Tiên này sao linh tánh thông suốt như thế, đúng giờ đến Phật
Đường đóng góp trong việc viết Sách Du Ký.
Sư Tôn:
Nhất niệm động tam thiên, hữu linh giai ứng điền.
一 念 動 三 千 , 有 靈 皆 應 田
Thốn thổ thường tịch tịnh, tùy duyên cộng chuyển thiên.
寸 土 常 寂 靜 , 隨 緣 共 轉 天
Hạc Tiên này là linh vật có tu, cho nên có thể thấu hiểu ý trời, huống
hồ chi linh tánh có trên con đường đạo, đều sẽ lấy trợ đạo làm điều
vinh hạnh, cho nên hễ thời giờ đến, Hạc Tiên tự nhiên ứng mệnh lệnh
mà đến!
Con người phải học tập theo nó, chịu vất vả, chịu oán trách, luôn giữ
gìn cái đạo tâm trong sạch, nói xong, Sư Tôn dắt Ngộ Duyên bay
thẳng lên trời.
Chẳng mấy chốc, đã vượt qua cửa khẩu “Tử Dương Quan”, lại vượt qua
“Cửa Khẩu Thần Dương”, nhìn xuống hướng Đông Nam ở đằng xa, thấy có
cung điện cao chót vót, trên mái lợp ngói bằng đá quý lấp lánh, rất là tráng
lệ, ánh bạc sáng chói. Bên cạnh tòa cung điện, cũng có mấy tòa nhà cao,
khoảng mấy chục căn, có người ra vào rất đông, ngắm nhìn từ đông qua tây,
bãi cỏ xanh tươi. Cách đó không xa cũng có mấy ngôi nhà lá, ánh đèn lấp
lánh, trên mái nhà có mấy luồng khí đen, u ám bốc lên, khí âu sầu khó chịu.
Trong lúc đang ngắm nhìn, con đường phía Đông có một nhóm người, ai
nấy đều áo mão chỉnh tề, trước sau Càn Khôn phân ban, Quan Cõi Tiên dẫn
đường đi thẳng tới tòa nhà cao phía trước, thẳng một hàng người bước vào.
Chẳng mấy chốc, phía sau lại có một nhóm người, cũng y như thế, thẳng
đến ngôi nhà phía trước bước vào.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Sư Tôn, đó là nơi nào?
Sư Tôn:
Đó là do “Thanh Dương Điện” cai quản, là nơi khảo chứng nguyên
Phật tử đấy!
Đêm nay Sư Đồ ta phụng chỉ đến thăm viếng chính là nơi này. Con
muốn rõ tường tận, hai ta hãy xuống Hạc Tiên, đi thong thả trò
chuyện quan sát là hiểu ra thôi… nói xong Sư Tôn tay phải vỗ lưng
Hạc một cái là giáng xuống dần dần nơi lề đường, Sư Đồ hai người,
nắm tay hướng con đường phía trước bước tới.
Ngộ Duyên:
Vừa rồi ngồi trên lưng Hạc thấy có ngôi nhà lớn, ánh sáng chói rọi,
phải chăng là “Thanh Dương Điện”?
Sư Tôn:
Chính là tòa lầu “Thanh Dương Điện” đấy, là nơi của Thiên Bính Tổ
Sư, ngôi điện nghiêm túc, chuyên khảo chứng nguyên Phật tử về
phép tắc tôn sư đấy. Ngôi nhà lớn bên cạnh tòa cung điện, bên trái là
Phòng Tự Chỉnh Lại Từ Đầu” cho nguyên Phật tử tại “Thanh Dương
Điện”, bên phải là “Phòng Nghỉ Ngơi Cho Nguyên Phật Tử Tại
Thanh Dương Điện”, trên miếng đất hoang dã cách xa tòa cung điện
có mấy chục căn nhà lá, là nơi trừng trị nguyên Phật tử tại “Thanh
Dương Điện”. Trong thời kỳ mạt thế hiện nay, thiện, ác lẫn lộn, nơi
nào cũng có thiện nhân, nhưng rất ít người có thể thay trời hành đạo,
tế thế giác mê,hỡi ơi! Thiện của một người, không đủ sức xóa đi tiếng
rên rỉ của trăm người, chính vì thế, những người tuy có quy y Chùa,
Miếu, Am, Đường hoặc những người đắc đạo, cũng đa số bị những ý
ác ẩn tàng đổ tới cuồn cuộn mà nhuộm đen, ban đầu thấy cung kính
sau cùng là phản lại, ban đầu thấy siêng năng về sau là trì trệ, cho nên
người tu đạo đông đúc, sau cùng đến Tam Quan này, tra khảo những
lỗi lầm, thì mười người là chín người bị vô sổ bìa đen, không phải lỗi
thì là tội, bị đày đến “Nơi trừng trị khu nhà lá” chiếu theo tội hành
hình đấy. Vì thế những người tâm địa ác ôn, luồng khí đen bốc thẳng
lên phía trên, tỏa ra phía bên phải, phía bên trái đấy. Còn những cái
nhìn thấy trên con đường hướng Đông Nam, từng nhóm từng nhóm
người, có nam có nữ tuy đông mà không hỗn loạn, thẳng đến “Nơi
Nghỉ Ngơi Tại Thanh Dương Điện”, đều là đã qua tra khảo không lỗi
lầm tại “Thần Dương Điện”, là những Phật tử đã khảo chứng xong.
Được quan chấp sự của Tam Quan, dẫn đường từ cửa khẩu “Thần
Dương Điện”, đến “Thanh Dương Điện” khảo chứng đấy. điện này là
Tử Dương Quan”, là cửa khẩu tra khảo đạo mạch, Thiên Mệnh Minh
Sư, cho nên những người Phật tử bị tra khảo tại đây rất phức tạp, có
người xa đến đỗi rước đến từ “Sở Tu Thiện” nơi Địa Phủ, được siêu
bạt thăng lên, là vong hồn đến tịnh thổ; có người tại cõi trời cảnh giới
thiện được đề cử thăng lên làm các Vị Thần, có người được dẫn
đường đến từ “Thần Dương Điện”, đủ các loại nguyên linh. Nói tóm
lại, nguyên linh Tam Giới: “Thần”, “Nhân”, “Quỷ”, trước khi đến
Tịnh Thổ tại các Động Thiên, đều phải qua Điện này, tra khảo hồ sơ.
Hễ những nguyên linh tại đây, trước tiên phải ghi tên tại “Phòng Nghỉ
Ngơi Trong Thanh Dương Điện”, an nghỉ trong phòng, đợi chờ quan
đưa tin tại “Thanh Dương Điện”, đối chiếu hồ sơ hỏi cho rõ, từng cái
chiếu theo quy tắc hỏi về đạo, gọi vào điện tra khảo, theo quy luật
nghiêm túc như thế, không một tí lộn xộn.
Ngộ Duyên:
Áo diệu của tạo hóa Thiên Địa, thật làm người ta cảm than xưa nay
chưa hề thấy qua, bề trên đối với bất kỳ linh tánh nào, đều có sự sắp
xếp công bằng nhất, chính xác nhất, xem ra người đời là không thể có
một tí ý niệm sẻ may mắn gặp hên.
Ồ, “Thanh Dương Điện” này, cũng là một cửa khẩu của “Tử Dương
Quan”, tại sao từ lúc chúng ta thăm viếng đến nay, vẫn chưa thấy
những cái ghi trong “ Cửu Dương Quan Du Ký” do “Đài Trung
Trùng Sanh Đường” phụng chỉ viết ra.
Sư Tôn:
Ngộ Duyên, con hồ đồ rồi đấy. “Cửu Dương Quan Du Ký” không
phải quyển Sách Du Ký ngao du hết “Tử Dương Quan”, “Hòa Dương
Quan”, “Cửu Dương Quan”. Sách đó rõ ràng là “Cửu Dương Quan”
Du Ký, chỉ thăm viếng các cơ quan trong “Cửu Dương Quan” và các
phòng ban trong đó, mà hai ta hiện giờ ngao du đến những nơi là
Thanh Dương Điện” trong “Tử Dương Quan”, làm sao giống những
quang cảnh ghi trong “Cửu Dương Quan Du Ký”?
Ngộ Duyên:
Đúng rồi! Đồ Đệ ngốc nhất thời hồ đồ rồi, đã lẫn lộn giữa “Cửu Cửu
Tử Dương Quan” với “Cửu Dương Quan” rồi!
Sư Tôn:
Không đúng, do Ngộ Duyên đã đọc trước quyển sách “Cửu Dương
Quan Du Ký”, cho nên có ám ảnh trong tâm, người đời thường là vô
tình mắc phải bệnh này!
Ngộ Duyên:
Giáo huấn của Thầy rất đúng, cái chấp chước về “vào trước là làm
chủ”, xác thực là bệnh chung của nhân tâm, sau này Đồ Đệ sẽ cẩn
nhớ giáo huấn của Thầy…
Hai người vừa nói vừa đi, trong thoáng chốc, đi được nửa đoạn đường, bỗng
nhiên nghe ba tiếng trống, nhìn ra cung điện phía trước, bước ra 5 tới 6 Vị
Quan, đến trước mặt Cổ Phật khấu đầu hành lễ!
Quan Cõi Tiên:
Tiểu Quan phụng lệnh Tổ Sư, đến nghênh đón Cổ Phật và quý Đồ Đệ.
Sư Tôn:
Tốt thôi! Được Tổ Sư nhã ý, phiền Tiên Quan dẫn đường đi trước.
Ngộ Duyên:
Tại hạ bái kiến Tiên Quan….
Thế là nhóm người hướng “Thanh Dương Điện” bước đi, chẳng được mấy
bước đã đến trước mặt tiền sảnh, ngắm nhìn hai bên phải trái, ngôi điện
trang nghiêm huy hoàng, giống “Tam Quan Bửu Điện”, phía trên cửa có
treo một tấm biển, trên biển ghi: “Thanh Dương Điện”, ba chữ lớn, ngôi
điện cao chót vót, có dựng trụ đá lớn, trên trụ có điêu khắc câu đối rằng:
Thiên cao địa viễn thế gian quý tại tam kỳ minh lộ đắc.
天 高 地 遠 世 間 貴 在 三 期 明 路 得
Vận hợp đạo chơn nhân sự trọng y nhất điểm lương tâm tại.
運 合 道 真 人 事 重 於 一 點 良 心 在
Tiền sảnh thanh nhã, sát vách đá hai bên, có rất nhiều thơ, chữ chánh thể cổ
văn đủ thứ, tựa hồ như chùa chiền tại dương gian, Ngộ Duyên xin phép
được chấp thuận cho đọc.
Trên vách đá ghi:
Thế sự nan liệu, sương lộ dịch tiêu, công quá đại tiểu,
世 事 難 料 , 霜 露 易 消 , 功 過 大 小,
minh giám chiêu chiêu, ti hào hủy diệt, hiển tại nhất triêu, vật cầu đa phúc,
明 鑒 昭 昭 , 絲 毫 毁 滅 , 顯 在 一 朝 , 勿 求 多 福,
giới chi hiểm cảo, nhân sanh tại thế, uyển như hải triều,
戒 之 險 搞 , 人 生 在 世 , 宛 如 海 潮,
nhất dật nhất diệt, sạ nhuận sạ tiều, linh diệt như thị, thời chuyển thời luân,
一 溢 一 滅 , 乍 潤 乍 礁 , 靈 亦 如 是 , 時 轉 時 輪,
hoặc phế hoặc tiêu, cát hung họa phúc, tự tác tự chiêu, nhân quả bộ thượng,
或 廢 或 凋 , 吉 凶 禍 福 , 自 作 自 召 , 因 果 薄 上
kiện kiện phân minh, tuyệt dả nan đào.
件 件 分 明 , 絶 也 難 逃
Ngộ Duyên Vừa đọc xong bài thơ, bỗng nhiên một Tiên Quan thân mặc áo
đạo có hình Bát Quái, bước ra ngoài điện, sắc mặt hài hòa.
Tiên Quan:
Cổ Phật và Ngộ Duyên trên đường vất vả rồi, Tổ Sư trong điện có
mời, hoan nghênh vào điện nghỉ ngơi.
Sư Tôn:
Làm phiền Tiên Quan dẫn đường, Ngộ Duyên chỉnh đốn lại áo
mão…
Thế là Quan Cõi Tiên dẫn đường đi trước, Ngộ Duyên theo phía sau
Cổ Phật, cùng vào trong điện. trong điện thênh thang huy hoàng,
trang nghiêm mỹ lệ, có rất nhiều Quan Chấp Sự, thấy Cổ Phật bước
vào điện, ai nấy đều đến chắp xá rất đỗi vui nừng. ngước nhìn phía
trên chánh diện có treo một tấm biển màu hoàng kim, trên biển ghi:
Đại Tai Tuân Tắc3”, bốn chữ lớn ánh vàng rực rỡ, nhìn ở sát vách có
treo rất nhiều thơ, chữ chánh thể dễ đọc, trong đó có một bức rằng:
Từ bi cứu khổ tam tào độ, chánh lý vô tư tế thế điên
慈 悲 救 苦 三 曹 渡 , 正 理 無 私 濟 世 顚
Thuần khí lưu thông vạn mạch chuyển, quả tôn vị tại sanh hoa liên.
純 氣 流 通 萬 脈 轉 , 果 尊 位 在 生 華 蓮
Lại thấy một bức khác ghi rằng:
Từ bi ái tải, độ hóa đại đồng, chánh lý vũ trụ, tịnh tâm viên dung.
慈 悲 愛 載 , 渡 化 大 同 , 正 理 宇 宙 , 靜 心 圓 融
Vạn phương tế thế, quảng bị bất tàng, vĩnh bất diệt hề, kim liên chơn tông.
萬 方 濟 世 , 廣 被 不 藏 , 永 不 滅 兮 , 金 蓮 真 宗
Sư Tôn:
Ngộ Duyên ơi! Không được ở đó lưu luyến ngắm nhìn, Tổ Sư trong
viện đợi chúng ta, mau bước vào trong viện bái kiến. Nói xong cùng
bước vào, qua ba lớp cửa, vào đến trong viện, bỗng nhiên thấy Tổ Sư
đích thân ra nghênh đón, khuôn mặt hiền lành hành lễ nhau với Cổ
Phật, được mời cùng thăng tọa.
Tổ Sư:
Mệnh lệnh bên lễ tân, mở bàn tiệc rượu quỳnh tương, trái cây quý đãi
khách!
Sư Tôn:
Tổ Sư nhã ý, cái đức đón tiếp này khó quên!
Đêm nay Sư Đồ ta phụng chỉ đến quý điện quấy nhiễu, mong được
Tổ Sư ban huấn ngôn, kể ra những chức trách của quý điện và tình
huống của các cửa khẩu, phòng ban, công khai đăng tải vào trang
vàng Sách Du Ký, đóng góp trong việc tế thế.
Tổ Sư:
Cổ Phật khách sáo rồi, hai ta có chức trách riêng của mình, những
việc làm đều là Phổ Độ Tam Tào, thâu viên Cửu Lục. huống hồ chi
Cổ Phật hơn ta là phải vất vả bôn ba. Theo ta thì Cổ Phật hãy trò
chuyện tại đây, ta cử một Tiên Quan là “Chơn quân dẫn đường” dẫn
Ngộ Duyên đến các nơi ngắm nhìn là được rồi. đến khi ngắm nhìn
xong, trở về viện, nếu có thắc mắc, ta giải thích nghi hoặc cho, không
biết thánh ý Cổ Phật ra sao?
Sư Tôn:
Đa tạ ý hay của Tổ Sư! Ngộ Duyên suốt trên đường đi nhất thiết phải
nhớ Phật quy không được sót điều chi, có biết không?
Thế là, chơn quân phụng mệnh lệnh Tổ Sư, dắt Ngộ Duyên bước khỏi nội
viện, hai người đi đến “Điện tra khảo”, chỉ thấy trong điện có nguyên Phật
tử đông đúc, mọi người được hỏi tên khảo chứng, có các vị chấp sự Thiên
Quan ngồi đầy bàn làm việc, ai nấy đều bận rộn đối chiếu hồ sơ.
Chơn quân:
Ngộ Duyên có thể ngồi đây một tí quan sát lắng nghe là được rồi…
Ngộ Duyên tùy ý ngắm nhìn, thấy trước mặt bàn làm việc ngay chánh
điện, có một người phụ nữ, cúi đầu, sắc mặt âu sầu, chỉ thấy chấp sự
Thiên Quan, tra sổ công và lỗi trong tu đạo, giận dữ vỗ bàn hét một
tiếng, chỉ vào người phụ nữ…
Thiên Quan:
Bà sống trong dương gian, điểm nào cũng trái với Phật quy lễ tiết,
dám phản lại Thiên Mệnh, phỉ báng Thầy, Sư Đại Đạo, thật là ác ôn!
Bà còn dám lên kế hoạch hại người hiền lành, đoạt công tranh vị là
đạo lý gì đây? Trên đời với cái vỏ bên ngoài là làm việc thiện, nhiều
lần phỉ báng danh tiếng của thiện đường, có biết tội phải bị xử ra sao
chăng?
Hồn phụ nữ:
(Phụ nữ bị Thiên Quan tra hỏi, ú ớ không nói lên lời nào, hai đầu gối
quỳ dưới đất, nước mắt đầy tràn, khấu xin Thiên Quan tha tội).
Thiên Quan: (mắt giận dữ)
Trên đời không làm việc thiện, đến đây xin cái gì đây, tức tốc mệnh
lệnh Thiên Long Bát Bộ, giải vị phụ nữ có tội đi nơi hành hình, chiếu
theo luật xử lý. Thiên Quan nói xong, chỉ thấy hai vị Hộ Pháp Kim
Cang thân hình cao to, mặc áo giáp, mang theo gươm oai phong
mãnh liệt, nghe mệnh lệnh, đẩy phụ nữ phạm tội ra ngoài, giải đến
“Nhà lá trừng trị” ở đằng trước.
Ngộ Duyên:
Thấy buồn quá! Thật nghiêm quá! Người tu đạo, làm trái Phật quy,
trái với đạo, chắc chắn khó qua khảo chứng tại cửa khẩu này đấy.
Nhìn sang bên phải trước mặt bàn làm việc, có một vị ông cụ, trên 70
tuổi, mặt vui vẻ tự nhiên, ánh mắt sáng như tia điện, người này chắc
chắn lúc còn sống trên đời làm đúng phật quy con đường đạo, là
người có thiện hành đấy. Chấp sự Thiên Quan mở hồ sơ tu đạo ra
xem, mặt thấy hài hòa vui vẻ mà đối chiếu sổ sách hỏi về Dẫn Bảo
Sư…ông cụ trả lời lưu loát…
Thiên Quan:
Chúc mừng! người có trí tuệ, lúc còn sống trên đời có thể tá giả tu
chơn, hành thiện lập đức, có công phi phàm.
Linh Quan! hãy dẫn ông cụ này đến “Phòng nghỉ ngơi”, nghỉ một hồi
mới chuyển tới “Bích Dương Điện” khảo chứng.
Ngộ Duyên:
Tốt đấy! lúc còn sống trên đời làm đúng Phật quy con đường đạo là
người hành thiện, mãn tuổi thọ đến đây, có thể nói là vinh hạnh quá!
Nhìn qua bên trái trước mặt bàn làm việc, thấy Thiên Quan chỉ vào
người đàn ông kia…
Thiên Quan:
Ngươi trên trần gian, gan dạ lớn quá, dám làm nhục Thiên Mệnh,
miễu thị tiền hiền, qua lại với những người tu chung, không có uy tín,
nói dối làm nhiều người bị ngã, đạo tâm của ngươi còn gì nữa, xét về
sổ công lỗi của ngươi trong quá trình tu đạo lúc còn sống trên đời, tội
này đáng lẽ bị trụy lạc xuống Địa Phủ, trong ngục “Tăng, Nho, Đạo”,
bị hành hình nghiêm trị. Nhưng nay điều tra sổ công lỗi trong 3 kiếp,
thì kiếp trước có một chút hành thiện tích đức, do đó tạm thương xót
ngươi có công đức trong lũy kiếp, nay dựa vào công đức của lũy kiếp,
triệt tiêu với cái lỗi trong kiếp này.
Linh quan! Đưa người này đến “nơi tu chỉnh lại từ đầu”, sám hối tu
chỉnh lại từ đầu, thời gian 30 ngày, đợi chờ Quan Âm Phủ đưa về
Thập điện âm phủ” chuyển luân đầu thai, tu trong kiếp tới
Ngộ Duyên:
Ôi! Lũy kiếp tu thiện tích đức, kiếp này nếu làm trái Phật quy con
đường đạo, xúc phạm Thiên Mệnh, thất đức phạm lỗi, cũng là khó
siêu sanh liễu tử. có câu nói: hễ bị sẩy chân là trở thành thiên cổ hận,
quay đầu lại đã là thân xác trăm năm. Thận trọng đấy!
Bỗng nhiên nghe bàn làm việc ở giữa, Thiên Quan vỗ bàn hét một
tiếng lớn, thấy trước mặt bàn làm việc có một phụ nữ run người quỳ
dưới đất, mặt âu sầu, nước mắt tuôn rơi.
Thiên Quan:
Ngươi lúc còn sống trên đời, nhiều lần bước vào thiện đường, không
nói đạo nghĩa, không nói lời thiện, ưa nói thị phi phê bình người ta,
sư phụ” “đàn chủ” thường xuyên khuyên nhủ chỉnh lại, ngươi cứ
xem là gió thổi qua tai, để trong bụng không vui, hận trong người phỉ
báng Thầy Sư con đường đạo, là đạo lý gì đây? Ngươi hiểu rõ cái tội
phỉ bàng Sư là chẳng phải nhỏ mà dám phạm thiên luật, cứ làm
những việc phỉ báng Thầy, Sư Đại Đạo, biết rõ mà vi phạm, tội đáng
phạt ra sao?
Hồn phụ nữ:
xin Thiên Quan thứ lỗi!...
Thiên Quan:
Truyền! mệnh lệnh Linh Quan đưa phụ nữ này đến “Nơi trừng trị” xử lý
Ngộ Duyên:
Nghiêm khắc đấy! tựa hồ như trong “Sở cảnh sát”, thiện ác sau cùng
bị quả báo, thật là một tí cũng không sai lệch, tuy rằng người đời có
thể quy y Chùa, Miếu, Am, Đường, hoặc là cầu đắc Thiên Đạo, bước
vào đạo tràng tu đạo, thiên bảng ghi danh, sau khi mãn tuổi thọ, vẫn
là phải trải qua khảo chứng tại “Cửu Cửu Tử Dương Quan”, nếu như
là người chơn tu thật luyện chắc chắn được yên ổn như khách quý,
trái lại nếu chỉ với cái vỏ bên ngoài làm việc thiện, vẫn là tự làm tự
chịu, Tiên Phật trên đạo tràng không cách nào che chở cho mình,
thiên luật nghiêm khắc, người tu đạo không có cao hơn người thông
thường một đẳng cấp, mà những tu sĩ của các môn giáo, khi đến Tử
Dương Quan, trước mặt thiên luật vẫn là ai nấy đều bình đẳng cả,
tuyệt đối không có một tí tư tình. Cho nên “bề trên không nói tình
thân, chỉ có cái đức là giúp được thôi”, điều này mới là trọng điểm
của người tu đạo!
Chơn Quân:
Ngộ Duyên! Thấy những tình huống này đã hiểu rõ chưa?
Ngộ Duyên:
Đệ tử thấy hiểu cả rồi!
Chơn Quân:
Nếu đã hiểu rồi, ta dắt ngươi đến “Nơi tự chỉnh lại từ đầu”, thăm |
Nếu đã hiểu rồi, ta dắt ngươi đến “Nơi tự chỉnh lại từ đầu”, thăm
viếng được rồi.
Nói xong, hai người đi thẳng đến căn nhà lớn cạnh bên phải cung điện, chưa
được mấy bước đã đến tiền sảnh, nhiều tòa kiến trúc, rộng mấy chục
trượng”, chia ra 5 đến 6 căn phòng, người ra vào rất đông, chen chúc qua
lại, thấy bước đi nhẹ nhàng, tiếng rất khẻ, hòa lạc tự nhiên, ngước nhìn ở
chánh điện có treo một tấm biển, trên biển ghi “Thanh Dương Nguyên Linh
Tự Tân Sở” (phòng nguyên linh tự chỉnh lại từ đầu tại Thanh Dương Điện),
bên cạnh có câu đối:
Tất định thiếu trừng cải tự ngộ vi quá tự giảm.
必 定 少 懲 改 自 悟 違 過 自 減
Đương nhiên kiên chí trùng tân hối sám quả tân sanh.
當 然 堅 志 重 新 悔 懺 果 新 生
Hai người bước vào bên trong, thoáng nhìn các phòng rộng đến đỗi chứa
được cả ngàn người, thanh nhã tuyệt trần, trên bàn đá, kinh sách chồng chất
tủ này tủ kia, nguyên linh đều chỉnh tề nghiêm túc, ngồi ngay ngắn trên ghế
đá, có người đang tụng kinh, có người đang đọc sách, có người học tập lễ
quy, mọi người có chỗ của mình, tại phòng riêng biệt, trong phòng có Vị
Quan dạy dỗ, tới lui không mỏi mệt, dạy dỗ nguyên Phật tử.
Chơn Quân:
Trong phòng rất nhiều nguyên Phật tử khoảng mấy trăm người, công
đức lỗi lầm nhiều ít chẳng giống nhau, có người lúc còn sống trên đời
tuy có tu hành, lỗi lầm nhiều mà việc thiện thì ít; có người lúc còn
sống trên đời cũng là tu hành, thiện nhiều mà lỗi lầm ít, nếu là người
lỗi lầm nhiều sẽ bị đưa đến phòng thứ 2, đọc sách minh lý, học tập
Phật quy, lễ tiết, thời gian là 30 ngày. Sau đó giao Quan Âm Phủ dẫn
về Âm Phủ, chuyển luân đầu thai làm người cõi dương gian, tu hành
tiếp trên đời, có trải qua học tập thế này để cho sau khi đầu thai,
không đến nổi làm tiếp những việc trái lễ nghĩa, trật phép tắc.
Nếu trong lúc còn sống trên đời, việc thiện nhiều, lỗi lầm ít, được đưa
đến phòng số 1, tu bù lại những lỗi lầm trước kia, đến khi mãn thời
gian, nhờ vào công trình của mọi người tự tu đắc mà được phân biệt
ra, nếu như những ai chịu tu thiện, cho qua cửa khẩu này là đến “Bích
Dương Điện”! nếu những ai không chịu tu thiện, quan dẫn đường đưa
đến “Phòng Tu Thiện Tại Âm Phủ” để tu bù lại. Cho nên hôm nay
Ngộ Duyên nhìn thấy mọi người trong phòng đều là lúc còn sống trên
đời do thiện công tu hành không đủ, giới luật giữ chưa tròn, hoặc
những người phạm lỗi nhỏ. Nếu như phạm lỗi lớn và tội ác lớn thì
không phải trong phòng này tự chỉnh lại từ đầu, mà là trong “Phòng
Trừng Trị” là nhà lá ở đằng trước, sau khi bị hình phạt 20 tới 30 ngày,
giao Quan Địa Phủ giải về Địa Phủ hành hình. Nói sơ vài cái về tình
huống tại nơi này, ta dẫn tiếp ngươi đến “Phòng Nghỉ Ngơi”, thăm
viếng được rồi đấy.
Nói xong hai người cùng bước khỏi “Phòng Tự Chỉnh Lại Từ Đầu”,
hướng bên phải bước đi, nhìn ra không xa, có 5 tới 6 căn nhà lầu màu
nâu cao chót vót, thấy chánh điện ánh vàng rực rỡ, chăm chú nhìn
vào, có một tấm biển, trên biển ghi: “Phòng Nghỉ Ngơi Nguyên Linh
Thanh Dương”, bên phải bên trái có câu đối:
Tu thành công đại quá tiêu căng thượng phẩm
修 成 功 大 過 消 矜 上 品
Lập tựu đức cao nghiệt tận ứng thuần linh
立 就 德 高 孽 盡 應 純 靈
Hai người bước xuống hành lang, nhìn vào trong phòng, bàn ghế sạch sẽ, lối
vào sáng sủa, từng làn mùi thơm lạ, tuyệt đối không một tí bụi trần, có
những kinh sách tu đạo được sắp xếp gọn gàng.
Ngộ Duyên:
Tốt đấy! người ở trong này sao gọi là không vui.
Mọi người nghỉ ngơi trong phòng đều áo mão chỉnh tề, ra vào chắp
xá nhau, vui vẻ tự nhiên.
Chơn Quân:
Hồn trong phòng này, đều là những người phụng sự thần linh chí
thành, lập thân hành đạo. những nguyên linh có thể an nghỉ tại đây,
đếu có công mà chẳng có lỗi, tự do tự tại, an nhiên tạm nghỉ ngơi tại
đây, đợi linh quan dẫn đến “Bích Dương Điện” đấy. ta dẫn tiếp ngươi
đến “Phòng Trừng Trị” thăm viếng được rồi đấy.
Nói xong, hai người cùng ra khỏi “Phòng Nghỉ Ngơi”, hướng phía
trước ngó đường mà đi, nhìn nơi không xa, thấy có nhiều nhà lá, tiếng
thê thảm kêu la, từng chập đưa tới lỗ tai, cùng với luồng khí tanh theo
làn gió thổi tới, thấy thật thê thảm, làm người ta khó chịu.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Chơn Quân, “Cửu Cửu Tử Dương Quan” đây là cửa khẩu
khảo chứng nguyên Phật tử, sao có tiếng bị hành hình thế này?
Chơn Quân:
“Cửu Cửu Tử Dương Quan” tuy chẳng phải Địa Ngục, nhưng đối với
người tu đạo đã ghi danh trình tờ sớ, nhận lễ rửa tội, có trách nhiệm
khảo chứng thẩm tra. Nếu là người tu đạo lúc còn sống trên đời có
quy y Chùa, Miếu, Am, Đường hoặc là đã đắc đạo hoặc là tại những
đạo tràng khác, sẽ được phân phối từ nơi “Ngã Ba Đường” đến đây
tiếp nhận khảo chứng, khác với vong hồn thông thường thẳng đến
Phòng Tụ Hồn” trình diện.
Do đó, hễ những nguyên linh đến “Cửu Cửu Tử Dương Quan” tiếp
nhận khảo chứng, đều là đã được nhận sự giáo hóa chỉ dạy chơn lý,
đối với nhân quả thiện ác đều có lãnh ngộ rõ ràng, nếu như còn là
biết luật phạm luật, lời nói không khớp với hành vi, khi Sư diệt Tổ,
làm trái phép tắc quy định, hoặc là nhờ vào biết lý lẽ mà khinh khi
người ta, ỷ mình có tiền tài mà hiếp đáp người ta, thì trước khi giao
Địa Phủ trừng trị, bị giải đến “Phòng Trừng Trị” trước, hành hình xử
phạt, để sáng tỏ về việc phạt thêm một bậc, là công chánh nghiêm
minh về chuyện trừng phạt thêm một bậc đấy, chỉ có điều là ngày giờ
hành hình trong “Phòng Điều Trị” nơi đây rất ngắn hạn, tối đa 30
ngày, chỉ để cảnh cáo, không như các điện tại Âm Phủ phán hình phạt
cho khổ đau dài hạn đấy!
Hai người vừa đi vừa nói, thoáng chốc đã đến “Phòng Trừng Trị”, thấy phía
trước nhà lá có dựng một tấm biển bằng gỗ, trên biển ghi “Phòng Trừng Trị
Thanh Dương Điện”.
Đến căn phòng gần nhất, ngó vào trong đó, thấy rộng vài chục “trượng”, bố
trí rất nhiều dao, búa, kim, đục,… đồ nghề hành hình rất nhiều. Những tội
phạm thật đáng thương, ai nấy đều tóc bù xù đi chân không, già trẻ nam nữ
đều có, khoảng 50 đến 60 người. chỉ thấy “Quan hành hình”tướng mạo xấu
xí, ra oai rùng rợn, tay cầm đồ nghề hành hình, đang thi hành hình phạt, chỉ
nghe tiếng kêu la đau đớn rung chuyển cả nhà, thật là thê thảm không nỡ
nhìn vào. Có một số tội hồn, chịu không nổi đau đớn, ngất xỉu tại chỗ hành
hình, Quan viên chấp hành một tí cũng không khoan hồng, còn lớn tiếng la
mắng,…
Ngộ duyện:
Đệ tử nhìn thấy nơi này hành hình rất nặng, thật là làm người ta khiếp
đảm rùng mình… thật sự không nỡ tâm nhìn tiếp… xin Chơn Quân
quay về viện được không ?
Chơn Quân:
Bọn họ lúc còn sống trên trần gian đã được giáo hóa, minh bạch chơn
lý, lại nhịn không nổi cám dỗ của tà dục, cứ gây ra những nghiệp trái
với đạo đức, hình phạt như thế, không đáng gọi là nghiêm khắc.
Chẳng bao lâu nữa giải bọn họ đến Địa Ngục phán tội chịu hình phạt,
đến lúc đó, hành hình tàn khốc nơi Địa Ngục không biết phải hơn
chỗ này gấp bao nhiêu lần? Những gì hôm nay ngươi nhìn thấy chỉ là
một khía cạnh nhỏ trong tầm nhìn mà thôi, nếu đã là không muốn
nhìn nữa, vã lại thời gian còn lại chẳng còn bao nhiêu, thì cứ theo ý
của ngươi!
Nói xong, hai người theo con đường trở về, vừa nói vừa đi, chẳng
mấy chốc đã về đến trong viện.
Tổ Sư:
Ngộ Duyên đêm nay nhìn thấy tường tận chưa?
Ngộ Duyên:
Đệ tử đích thân nhìn thấy những tình huống trong các phòng, cảm
xúc rất nhiều, giữa thiện và ác có khác biệt như một trời một vực, con
người tu đạo, nào có thể không tuân theo giới luật mà làm trái với
Thầy, Sư, nghịch với lý lẽ. Đệ tử sau khi hoàn nguyên, chắc chắn
siêng năng làm việc thiện, nói cho mọi người nghe, để ai nấy đều
hành thiện, Tôn Sư Trọng Đạo đấy!
Sư Tôn:
Cảm tạ Tổ Sư ban cơ hội tốt này, lại đóng góp cho Quyển Du Ký
thêm nhiều thông tin quý báu vô cùng để cảnh tỉnh người tu, đêm nay
ta nghĩ nhân cơ duyên này thỉnh mời Tổ Sư thuyết giảng về pháp
tuân quy trọng đạo” cho đệ tử Bạch Dương của ta nghe, không biết
Thánh Ý ra sao?
Tổ Sư:
Pháp thuyền Bạch Dương ứng vận mà có, dưới sự dẫn dắt của
Phật quang về đại trí, đại từ, đại bi của Cổ Phật, được sum xuê
lên trở thành chiếc thuyền “từ hàng” lớn trong bể khổ mênh
mông hiện nay, đến nơi nào đều đóng vai trọng trách là thay trời
tuyên hóa, điều đáng quý nhất là pháp môn Bạch Dương, đã đột
phá một điều là: trước kia truyền pháp bị giới hạn trong Chùa,
Miếu, Am, Đường, Nay Được Đi Sâu Vào Hỏa Trạch (là đạo
giáng xuống dân thường và đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội),
biểu dương phong thái nhà Nho, là thích hợp với nhân tâm.
Không những đã hồng triển đại từ bi, đại thuận tiện, đại nguyện
lực phổ cập cho người thuộc căn cơ tam thừa trên tịnh thổ Di Lặc,
còn đúc ra nền tảng không lung lay cho thế giới đại đồng, là thiên
đàng tại thế trong thế giới ta bà.
Đêm nay, theo ý của Cổ Phật, ta tất nhiên thể ngộ được, huống hồ chi
bổn điện phụ trách khảo chứng nguyên linh về việc tuân quy trọng
đạo. Ta cũng vui vẻ tùy cơ thuyết pháp đấy!
Hễ những nguyên Phật tử đi vào pháp môn Bạch Dương, trước tiên
phải thành tâm quỳ dưới liên đài của Minh Minh Thượng Đế, thành
tâm đọc lời nguyện, sau đó mới có thể được Thầy chỉ điểm con
đường quang minh đại lộ, cho nên 10 điều đại nguyện, đối với đệ tử
Bạch Dương chính là điểm cốt yếu trong việc đối chơn khảo chứng
tại bổn điện, hiện giờ ta phân tích sơ qua hàm ý trong đó như sau, để
đệ tử Bạch Dương tham chiếu đấy!
1/Thành Tâm Bảo Thủ:
Tu đạo, phải thành tâm, người thuộc “thượng sĩ” nghe thấy đạo, là
quyền quyền phục ưng, không rời khỏi trong giây phút, đó chính là ý
tóm lược về thành tâm bảo thủ.
Người thuộc “thượng căn” gặp được chơn đạo, là dựa vào cái tâm
vô chấp, hành cái đạo vô vi, tinh tấn không trì trệ, trước sau như một,
khi thuận cảnh là không chìm, khi nghịch cảnh là không biến.
Người thuộc “trung căn” là luôn với tâm hư không, mà thành tâm
triển khai, hễ việc thiện là làm, hễ việc ác là không làm, chân đạp đất
thật sự (thật sự đi làm).
Người thuộc “hạ căn”, là không giả danh ở bề ngoài. Không làm đại
để ứng phó, không làm qua loa để lừa dối, thành thành khẩn khẩn như
thế, chỉ sợ tự dối mình mà lừa dối người ta, thì khớp với cái nguyện
thành tâm bảo thủ” rồi.
2/Thật Tâm Sám Hối:
Thường giữ cái ý niệm giác ngộ, soi thấu triệt “vô minh”, hễ có đám
mây là tan ngay, không che lấp bổn tánh, biết lỗi là mạnh dạn sửa,
hiểu được là điều không đúng, dám bỏ hẳn, thế này là ý sơ lược về
thật tâm sám hối.
Người thuộc “thượng căn” là vô tâm vô niệm, không dấy lên tâm
phân biệt, không dấy lên tà kiến, không sanh vọng tâm, không khởi
động ác niệm là thật tâm sám hối.
Người thuộc “trung căn” là không che giấu lỗi lầm của mình, luôn
luôn tự suy xét lại, sửa lỗi tự chỉnh lại từ đầu, là thật tâm sám hối.
Người thuộc “hạ căn” là cứ không biết thì không lỗi, hễ có người chỉ
điểm là điều không đúng, thì thật tâm chỉnh lại cho thiện, không với
bộ mặt giả vờ lấy làm điều vinh hạnh, mà mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi.
3/ Hư Tâm Giả Ý:
Mọi thứ mê hoặc ngu si, không thấy Phật tánh bản lai của mình,
không biết về bổn tâm, không thể thường sanh trí tuệ, đều là hư tâm
giả ý.
Cho nên người thuộc “thượng căn” thường trụ trong “Pháp luân trí
tuệ” mà giáng phục tà tâm.
Người thuộc “trung căn” là chặt đứt chuyện “lời nói không khớp với
hành vi”, “miệng nói đúng nhưng trong tâm không đúng vậy”.
Người thuộc “hạ căn” là dứt hẳn việc mượn đạo qua ngày, ngụy
trang bề ngoài, có như thế là làm được điều nguyện này.
4/Thối Rút Bất Tiền:
Người thuộc “thượng căn” là hễ “không thể siêng năng tiến hành
tinh tấn”, “không thể nhẫn nhục”, “không thể trì giới”, “không thể bố
thí”, “không có trí tuệ” là thối rút bất tiền.
Người thuộc “trung căn” là người không chịu được các thứ khảo
nghiệm, các thứ trau chuốt, mà không thể thật sự hành nguyện liễu |
nguyện, là thối rút bất tiền Người thuộc “hạ căn” là hễ ban đầu siêng năng mà về sau trì trệ, khi
tiến khi lui, đạo chí khi có khi không, gọi là thối rút bất tiền.
5/ Khi Sư Diệt Tổ:
Người thuộc “thượng căn” là hễ không thể khớp với tâm của Tổ Sư,
không thể lãnh ngộ thật nghĩa của Đại Đạo, không thể thay trời
truyền ra chân lý, thì gọi là khi Sư diệt Tổ.
Người thuộc “trung căn” là hễ rời khỏi pháp thuyền “Đường kim
tuyến” của Minh Sư mà tìm về môn phái khác, gọi là khi Sư diệt Tổ.
Người thuộc “hạ căn” là hễ không tôn trọng “điểm truyền sư”,
giảng sư”, “dẫn bảo sư”, hoặc là trái nghịch với Thiên Mệnh, gọi là
khi Sư diệt Tổ.
6/ Miễu Thị Tiền Nhân:
Người thuộc “thượng căn” là hễ không thể kế vãng khai lai, thừa
tiếp cây đuốc chơn lý, gánh dùm cho thánh hiền trước kia, gọi là miễu
thị tiền nhân,
Người thuộc “trung căn” là hễ không thể triển khai chí hướng hoài
bão của tiền nhân, không thể hoàn thành những huấn thị hoằng pháp
bố đức do tiền nhân giao phó, gọi là miễu thị tiền nhân.
Người thuộc “hạ căn” là hễ tự cao tự đại, trong mắt không có trưởng
bối, không cung kính tiền nhân, không thuận theo tiền nhân, gọi là
miễu thị tiền nhân.
7/Bất Tuân Phật Quy:
Người thuộc “thượng căn” là hễ khởi tâm động niệm, đi đứng nằm
ngồi không khớp với trung hòa, gọi là bất tuân Phật quy.
Người thuộc “trung căn” là hễ không thủ “ngũ thường” “ngũ giới”,
không hành “thập thiện” “bát đức”, gọi là bất tuân Phật quy.
Người thuộc “hạ căn” là hễ ồn ào cãi nhau, áo mão không chỉnh tề,
hoặc là không biết lễ nghi tại Phật Đường, gọi là bất tuân Phật quy.
8/Tiết Lộ Thiên Cơ:
Người thuộc “thượng căn” là hễ không nên nói mà đi nói, không
đúng người mà đi nói, cơ chưa đúng khớp, duyên chưa chín mùi mà
đi khai thị huyền diệu, gọi là tiết lộ Thiên Cơ. *Người thuộc “trung
căn” là hễ tùy tiện công khai Tam Bảo tâm pháp, gọi là tiết lộ Thiên
Cơ.
Người thuộc “hạ căn” là hễ chưa thắp sáng ba ngọn đèn Phật đăng
mà dùng văn tự hoặc lời nói tiết lộ danh tướng Tam Bảo, gọi là tiết lộ
Thiên Cơ.
9/ Nặc Đạo Bất Hiện:
Người thuộc “thượng căn” là hễ không thể tùy duyên bất biến, bất
biến ứng duyên, đồng thể đại bi, vô duyên đại từ, gọi là nặc Đạo bất
hiện.
Người thuộc “hạ căn” là hễ không thể độ người, khuyên người
hướng thiện, là nặc Đạo bất hiện.
10/ Bất Lượng Lực Nhi Vi:
Người thuộc “thượng căn” là hễ không thể bỏ đi thói hư, tật xấu và
những việc làm tội ác, không thể chặt đứt phiền não vô minh, không
thể đột phá 2 thứ chấp là “ngã” và “pháp”, không thể chứng đắc thật
tướng, là bất lượng lực nhi vi.
Người thuộc “trung căn” là hễ “nhìn không xuyên thấu cái còng
khóa tình yêu, xem danh lợi như mạng sống mà như là ngồi trên đống
hàng quý hiếm, làm cho thời cơ tốt bị tuôn chảy theo dòng nước, ở đó
chỉ muốn được yên thân mà trì trệ làm lỡ mất thời cơ”, gọi là bất
lượng lực nhi vi.
Người thuộc “hạ căn” là hễ với đủ thứ lý do diện cớ mà nói khó nói
bận, cứ nói không thời gian nghe đạo, tu đạo, làm việc đạo, không
chịu thường tiếp cận đạo tràng, đạo thân, ít tới khấu đầu thắp nhang,
thì gọi là bất lượng lực nhi vi!
Mười điều đại nguyện” trên đây, chính là mười điều nguyện mà đệ tử Bạch Dương trong lúc cầu đạo ngày hôm đó lập ra, phải biết rằng
lập nguyện thì phải liễu nguyện. Hành nguyện, mới có thể dẫn dắt
mọi người đi tu thật sự, liễu nguyện, mới có thể thành Đạo thật sự.
Nhưng Đệ Tử Bạch Dương, mọi người căn cơ khác nhau, có tầm hiểu
biết khác nhau, cho nên những cái “hành ra” những cái “chứng đắc”
đều khác nhau. Tu sĩ dưới gầm trời có thể tự mình thật tốt đi tham
ngộ sách này, để mở rộng tầm nhìn về đại nguyện, rồi hành “thật
nghĩa” của đại nguyện.
Sư Tôn:
Cảm tạ Tổ Sư tốn phí tâm sức lo về pháp thuyền Bạch Dương của ta,
cho mở ra một con đường Đại Đạo quang minh. Ta mong các đồ đệ
hiền lành có thể giác ngộ được điều chi trong đó, mới không uổng phí
Thiên tâm” đã vất vả an bài cho. Tại đây ta còn phải nhấn mạnh
thêm một điều:
Thiên Mệnh” trên khía cạnh đạo đức hơn hẳn thiên mệnh trên khía
cạnh sa bàn.
Thiên Mệnh” trong chơn tu hơn hẳn thiên mệnh trong hình thức.
Thiên Mệnh” vô hình hơn hẳn thiên mệnh hữu tướng, thiên mệnh có
chơn có giả, nhưng đạo chơn lý chơn thì Thiên Mệnh mới chơn, có
nghĩa là Thiên Mệnh vĩnh viễn được gầy dựng trên khía cạnh chơn lý!
Tu sĩ hãy suy xét tỉ mỉ.
Ngộ Duyên! Đêm nay thời gian đã hết, hãy mau hành lễ từ biệt Tổ Sư,
chúng ta chuẩn bị về Phật đường.
Tổ Sư:
Trổ tiếng chuông! Cung tiễn Cổ Phật!
Cổ Phật :
Ngộ Duyên mau lên Hạc Tiên! Lên…
Đã về đến Phật đường, Ngộ Duyên linh thể hoàn nguyên. Hộ Pháp
Chơn Quân theo ta về trời!