Chia Sẻ:
http://ngocduccung.edu.vn/book_chapter?alias=hoi-6-thien-phat-vien-du-ky--ngoc-duc-cung
HỒI VI
Tam Quan Đại Đế chuyển pháp luân
三 官 大 帝 轉 法 輪
Tâm pháp chơn truyền ấn huyền quan
心 法 真 傳 印 玄 關
Nhị hồi thâu viên dĩ vãng cơ,
二 回 收 圓 已 往 機,
Bát đức liên hoa phù tâm trì
八 德 蓮 花 浮 心 池
Tinh linh hạ phàm trợ thánh nghiệp ,
星 靈 下 凡 助 聖 業,
Túc nghiệp tận tẩy thoát tam kỳ
宿 業 盡 洗 脫 三 期
Ta chính là Nhị Bát Tinh Túc, tuân theo Mẫu Chỉ giáng lâm Phật đường,
cung kính tham giá Lão Mẫu. Chư Hiền Sĩ an khang, hôm nay đặc biệt
giáng lâm, hết lòng hộ trì chánh pháp, thừa thượng khải hạ, sắp ban chấn thủ
Phật Đường, mọi người nghiêm chỉnh, không được ồn ào.
Ha ha, xong.
Thiên tâm chí từ như như chơn,
天 心 至 慈 如 如 真,
Nhiên chuyển pháp luân nhân quả tuần
然 轉 法 輪 因 果 循
Cổ đức phục chấn mạt kiếp hoá,
古 德 復 振 末 劫 化,
Phật tại đông thổ hiện liên thân
佛 在 東 土 現 蓮 身
Ta chính là Thiên Nhiên Cổ Phật, phụng Mẫu mệnh đến Đông Thổ, một lần
nữa xuống tầng mây, cung kính bước vào Phật đường, tham giá Mẫu Nương
trước, các Hiền Sĩ an khang, hôm nay đến Phật đường viết bài vàng ngọc,
các đồ đệ tịnh tâm, cung kính cùng đọc Thánh Ngôn, Phật duyên lần này, cả
Tam Thiên đều chú trọng, để chỉnh lại đạo bàn, đặc biệt ban Thiên Mệnh, hễ
phát tâm bố thí hoặc in hoặc truyền người khác, hoặc nói hoặc giáo hoá theo,
lập nguyện thay trời làm việc như thế, có cầu xin đều được thực hiện, khó
gặp Thánh Duyên này, tu sĩ hãy quý lấy.
Ha ha, xong.
Thời phùng mạt vận đại biến thiên, cơ giới khoa học soái thần tiên
時 逢 末 運 大 變 遷 , 機 械 科 學 賽 神 仙
Chuyển vận diệu kỳ thái không vãng, biến hoá vô cùng vật lý truyền
轉 運 妙 奇 太 空 往 , 變 化 無 窮 物 理 傳
Nhật tân nguyệt vị tương cạnh thắng, tây dương thượng võ sát nhân chuyên
日 新 月 異 相 競 勝 , 西 洋 尚 武 殺 人 專
Di sơn đảo hải thuật cao cực, đạo đức lạc ngũ tối khả liên
移 山 倒 海 術 高 極 , 道 德 落 伍 最 可 憐
Thừa bỉnh tư văn ngộ trung thổ, thanh thiên bạch nhật hữu đạo nguyên
承 秉 斯 文 吾 中 土 , 青 天 白 日 有 道 源
Hồng trần bạch lang nhậm cổn cổn, tảo nhật luân lý chỉ trụ kiên
紅 塵 白 浪 任 滾 滾 , 早 日 倫 理 砥 柱 堅
Như kim bồng lai xứng tiên đảo, quang phục thần châu chơn lý tuyên
如 今 蓬 萊 稱 仙 島 , 光 復 神 州 真 理 宣
Thử nhậm trọng đại quan thánh nghiệp, đồng bào cộng tôn lãnh tụ hiền
此 任 重 大 關 聖 業 , 同 胞 共 尊 領 袖 賢
Hộ dương đạo thống duy văn hoá, tam dân chủ nghĩa vạn vạn niên
護 揚 道 統 維 文 化 , 三 民 主 義 萬 萬 年
Ngộ Duyên ơi! Đêm nay chúng ta sẽ tiếp tục thăm viếng “Tam Quan Bửu
Điện”, lắng nghe Đại Đế giảng giải tường tận diệu nghĩa về Tam Bảo chơn
truyền để đệ tử Bạch Dương hiểu lấy, đây là một sắp xếp lớn của Thiên Ân,
hai ta đừng làm trở ngại thời gian, mau mau tịnh tâm theo Thầy đi ngao
du…
Sư Tôn:
Ngộ Duyên! Đã đến “Tam Quan Bửu Điện”, Linh Quan đã bước đến
nghênh đón, mau mau qua lễ bái!
Ngộ Duyên:
Bái kiến Linh Quan thánh an
Linh Quan:
Hoan nghênh Hoạt Phật và Ngộ Duyên đến bổn điện! Đại Đế có mời.
Sư Tôn:
Vị ở giữa trên đầu có đội mũ rồng vàng, thân mặc áo bào rồng vàng,
chân mang giày ống màu đen, tay cầm “bản hốt” hướng lên trời, tóc
đen lung linh, cặp mày mở rộng ra chính là Thượng Nguyên Nhất
Phẩm, là Nghiêu Đế đấy, là vị Thiên Quan Ban Phước Lành.
Vị ở bên phải trên đầu đội mũ rồng đỏ, thân mặc áo bào rồng đỏ,
chân mang giày ống màu trắng, tay cầm “bản hốt” bằng ngọc, trán
rộng thanh tú, mắt có hai tròng, có râu tóc dài ra, chính là Trung
Nguyên Nhị Phẩm, là Thuấn Đế đấy, là Địa Quan Xá Tội.
Vị ở bên trái trên đầu đội mũ rồng tím, thân mặc long bào rồng tím,
chân mang giày ống màu xanh, tay cầm “bản hốt” tấu trình, râu ria
màu xanh, cặp mày thanh tú, oai võ nghiêm túc, chính là Hạ Nguyên
Tam Phẩm, là Vũ Đế đấy, là Thuỷ Quan Giải Nguy.
Ngộ Duyên:
Ngộ Duyên bái kiến Thánh nhan… (trong lúc miệng nói hành đại lễ
tam quỳ cửu khấu)
Đại Đế:
Miễn lễ! Miễn lễ! Viết sách lập thuyết cho đời sau, khuyên người đời
cứu nhân tâm, công đức phi phàm, đứng lên cho ngồi một bên!
Cổ Phật, xin hãy thăng toạ!
Ngộ Duyên đảo mắt ngó nhìn, thấy đằng trước điện có đặt một “Lò tịnh” lớn,
khói nhang lẩn quẩn khắp cả phòng mùi thơm lạ, dưới thềm nhà Thiên Thần
sắp ban nghiêm túc đứng đó, phía trên chánh điện có treo một tấm biển, trên
biển ghi “Tam Quan Đại Đế” bốn chữ bằng vàng, ánh vàng chói rọi, bên
phải bên trái có câu đối:
Nhất kinh đà thải dai thanh tiết
一 經 沱 汰 皆 清 節
Tái bạt phân đào tận tịnh nhiên
再 撥 分 淘 盡 靜 然
Xã tồn dĩ đức mộc phi lý
捨 存 以 德 沐 非 理
Thăng giáng do nhân mạc ai thiên
昇 降 由 人 莫 俟 天
Sư Tôn:
Đêm nay cung phụng ý chỉ của Vô Cực Chí Tôn, dẫn Ngộ Duyên đến
Quý Điện, nếu có chỗ nào quấy nhiễu Đại Đế, xin lượng thứ cho. Và
mong mỏi Đại Đế ban lời huấn ghi vào trang vàng ngọc, tẩy rửa cho
hết ô trược, hy vọng vạn dân hướng tới phong khí “Thế giới đại
đồng”!
Đại Đế:
Bổn điện đảm nhiệm chức trách thưởng phạt, có nói trong sách
Thiên Đàng Du Ký”, ta khỏi phải nói lại lần nữa, hiện nay ta nói tiếp cái nghĩa về vạn giáo cùng một gốc rễ, để đóng góp vào trang Du Ký.
Nhiệm vụ muôn ngàn giáo phái cũng là thay trời tuyên hoá chơn lý,
cứu độ người hiền lành, cho nên những ai lúc còn sống trên đời có thể
quy y các Chùa, Miếu, Am, Đường, đều có thể gọi là có thiện căn,
kiếp trước có tu nhiều phúc đức, mới có Phật duyên trong kiếp này.
Bổn điện có tấm gương hiển hiện vô tư, một mặt là ứng chứng trên
mình của họ về những phúc đức được ban cho hoặc những tai hoạ bị
xử phạt, mặt khác là mệnh lệnh Quan Cõi Tiên, Linh Quan, Thiên
Thần ghi chép vào trong hồ sơ công và lỗi giao “Phòng khảo sát
thưởng phạt công lỗi” của các tôn giáo môn phái, đợi đến khi họ mãn
tuổi thọ, đối chứng xử lý công lỗi thiện ác.
Nếu những ai đã quy y Chùa, Miếu, Am, Đường không giữ đúng quy
luật trong đó, hoặc phá giới làm chuyện xấu, gian ác, bị ghi vào sổ
bìa đen, giao Âm Phủ trừng phạt xử lý, sau cùng cũng bị quả báo thê
thảm nơi Âm Phủ! Nếu là tội nhẹ sẽ bị phán xử ở “Phòng Trừng Phạt
Nhắc Nhở” tại Cửu Dương Quan, hoặc “Phòng Sám Hối” tại Cửu
Dương Quan để họ sám hối việc làm không đúng trước kia, tu luyện
từ đầu lại, đến khi họ tánh thuần không tà, sau đó dựa vào công đức
mà phân loại ra: trong đó có một số là cho thăng lên thượng giới, một
số là chuyển về phàm trần, một số là trong khi thấy họ không một tí
hướng thiện thì cho truỵ lạc nơi Âm Phủ chịu hình phạt. Cho nên
người tu, phải chú trọng tánh khí phẩm chất trong cuộc sống, có
người lúc còn sống trên đời tuy rằng thành tâm lễ Phật, nhưng đối với
những việc thiện có lợi cho chúng sanh, một tí cũng không thấy, như
là tài thí, pháp thí và vô uý thí, không thấy có một tí. Vì thế việc thiện
có lợi cho người ta nếu không chịu đi làm thì đức hạnh không có,
nhân quả của ba kiếp không thể liễu, đến khi mãn tuổi thọ, tuy không
có ác nghiệp, phải đến “Phòng Tu Bổ Công Đức” tại Cửu Dương
Quan, ở đó tu bổ công đức. Những ai tu đến có thiện công, được đề
bạt đến “Phòng Tu Luyện” tại các động thiên. Về việc tu cái tánh cho
yên tịnh: những người tu đạo hiện nay, phải chú trọng việc thấu triệt
tâm tánh, làm cả “Tam thí”, phải làm nhiều việc có lợi cho người ta,
ban bố từ bi nhổ bỏ cái khổ, thương xót người ta như lòng trắc ẩn của
bề trên. Thì đến lúc viên tịch, từ “Phòng Điều Tra Công Lỗi” của các
tôn giáo, môn phái, được thăng lên tới “Phòng Tu Luyện” tại Động
Thiên, tu chơn đợi ngày ra nhậm chức, nếu thành tích tốt thì Bổn Đế
ta sẽ trình tấu Lão Mẫu, đề bạt cho đội mũ, thăng dây đai, hưởng
phước làm Thần, hưởng hương khói tam giới. Có một số thì là tại các
động thiên siêng năng tu luyện có công, tánh đạt chí thiện. Nhất là
những ai có con cháu của mình đang sống trên đời, có thể lập thân
hành thiện, công đức soi chiếu tận tổ tiên mình, ta đây vui mừng, họ
được ca ngợi đề bạt đến “Phòng Tịnh Tu Viện Bát Quái”, được thụ
ký điểm hoá cho, tu luyện linh tánh cho sáng suốt. Ở trong “Viện Bát
Quái”, siêng năng tu luyện tánh linh sáng suốt đến thuần thanh, sẽ
được Chủ Tể của “Viện Bát Quái”, đề bạt đến “Thiên Phật Viện”, an
nhàn tiêu diêu tự tại, cung kính đợi chờ Vô Cực Chí Tôn hạ chiếu chỉ
vinh hạnh đến dự Đại Hội Long Hoa, bái kiến Phật nghe pháp, để liễu
thoát sanh tử, đó là “Tu Trước Đắc Sau”, gọi là vạn giáo quy căn!
Nếu là những người đắc đạo lúc còn sống, có thể thấu triệt Tam Bảo
chơn truyền, ứng theo duyên mà phổ độ chuyển hoá, cho mình được
đứng vững rồi giúp người khác thành đạt, từ bi trong tâm, cùng với
hành công đức cho nhiều, là những người viên mãn cho mình và viên
mãn cho người ta, đến khi viên tịch đi qua “Phòng Ngồi Đợi Cho
Vong Linh Đắc Đạo” Tam Quan Đại Đế khảo chứng Tam Bảo, tại
Cửu Dương Quan ứng chứng tâm tánh thuần nhiên, nhờ vào công qủa
của mình mà an vị tại “Thiên Phật Viện”, đó gọi là “đắc trước tu sau”
đấy!
Nhưng phải làm sao đây, tu sĩ hiện nay ít người hiểu rõ cái nghĩa về
vạn giáo quy căn. Bất luận là tu trước đắc sau hoặc là đắc trước tu sau,
mục đích cũng là khôi phục lại bản lai diện mục, chỉ là nhân duyên
mọi người khác nhau, cho nên quá trình tu đạo cũng khác nhau, do
tâm của con người không thể thấu triệt cái nghĩa về vạn pháp vốn
bình đẳng, mà ở đó phân biệt môn hộ, tự cao tự đại ở đó, giảm pháp
lực với nhau, thật sự làm cho Thiên Tâm nhiều điều cảm than! Đại
Đế ta mong mỏi người đời có thể hiểu rõ Thiên Cơ như trên kể, tôn
trọng với nhau, khích lệ nhau, hỗ trợ nhau, có thể làm như lời huấn
này, thì người nào ở đâu cũng thay trời tuyên hoá, độ kỷ độ nhân,
đồng trợ Thiên Bàn, rồi thì mục tiêu, lý tưởng, quy căn đều là một cả,
cần chi tranh cãi nhau.
Ngộ Duyên:
Khấu tạ Đại Đế ban lời huấn siển giải cái nghĩa về vạn giáo quy căn!
nói như thế, thật nghĩa của “Tam Bảo chơn truyền”, liên quan đến đại
sự thâu viên, mà tu sĩ trên đời mấy ai có thể thấu triệt huyền diệu
trong đó, đệ tử khấu xin Đại Đế đại khai từ bi, xoay chuyển pháp luân
thậm thâm vô thượng này.
Đại Đế:
Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh”, Phật
nói: “Nhất hợp tướng tức bất khả thuyết”, nói tóm lại “Tam Bảo chơn
truyền” cũng là như thế, Đại Đế ta chỉ có thể ở những điểm thuận tiện
chỉ sơ một hai điều, để cho tu sĩ có chỗ níu theo. Tam Bảo của Bạch
Dương kỳ là chơn truyền để được siêu sanh liễu tử đấy! Trong đó bao
hàm cả “Đạo Thống chơn truyền”, “Thiên Mệnh chơn truyền” và
Tâm Pháp chơn truyền”. Hễ những tu sĩ được Điểm Truyền Sư có
Thiên Mệnh” điểm truyền cho, sau khi khẩu truyền tâm ứng nếu có
thể chiếu theo tâm pháp của Tam Bảo đi tu trì, thì kiếp này tu trì, kiếp
này được giải thoát, không trụy lạc sáu ngã luân hồi, trong Long Hoa
Tam Hội bái kiến Phật nghe pháp chứng quả! nhưng đệ tử Bạch
Dương thông thường thiên về “Thiên Mệnh chơn truyền”, mà không
chú trọng “Tâm Pháp chơn truyền”. Tiên Phật có liên tiếp phi loan
khai thị rằng, tuy đã đắc “Thiên Mệnh chơn truyền”, nếu không chơn
tu thực luyện thì như là “chưa đắc Minh Sư nhất chỉ điểm”, cho nên
đạo chơn, lý chơn, thì “Thiên Mệnh” mới chơn. Nếu như đắc được
cái chơn, tu theo cũng chơn, thì hỗ trợ nhau thành tựu nhau, là được
siêu sanh giải thoát tự tại, không bị cái khổ về sanh tử luân hồi, nếu
không, đắc cái chơn rồi, tu theo giả vờ, thì vẫn trong sáu ngã luân hồi!
Đệ tử Bạch Dương đã là đắc được cái chơn, nếu như có thể ngộ ra
tâm pháp trong Tam Bảo, và tu trì theo nó, tức là tu theo cái chơn.
Nhưng tu đạo có muôn ngàn môn hộ, phải theo môn hộ nào để ngộ ra
nó, là không thể không đi phân biệt. Tu sĩ nếu không chọn lựa pháp
môn tu trì thích hợp nhất với tuệ căn của mình, bừa bãi đi theo, mù
quáng tu luyện, sau cùng là vất vả tới chết cũng không thành tựu. Nói
chung tu sĩ theo tâm pháp của Ngũ Giáo Thánh Nhân truyền thụ cho
đi tu là yên ổn hơn, nhưng pháp môn của Ngũ Giáo Thánh Nhân
truyền thụ cho, thật ra là pháp môn nào thích hợp nhất với bản thân
mình? Thế là khó phân biệt rồi, nhất là người thuộc “trung căn”, “hạ
căn” càng là không biết phải theo ra sao.
Tam Bảo của đời tổ thứ 18 truyền thụ cho, thật ra là pháp môn “vô
thượng” rất thuận tiện trong phổ độ thâu viên. Không những thích
hợp cho người thuộc “thượng căn”, cũng thích hợp cho người thuộc
trung căn” và “hạ căn” đi tu trì. Hiện giờ có rất nhiều đệ tử Bạch
Dương, không những không theo “Tam Bảo tâm pháp” được “Minh
Sư” truyền cho, cũng không theo tâm pháp của Ngũ Giáo Thánh
Nhân đi tu trì, Sư tâm tự dụng, tự cho là mình đúng, thật là bỏ cái gần
đi tìm cái xa, hư chuyện cho mình làm người ta cũng hư chuyện luôn.
Hiện giờ Đại Đế ta ứng theo duyên nói ra pháp thượng thượng thừa,
pháp thượng thừa, pháp trung thừa, pháp hạ thừa nằm trong “Tam
Bảo tâm pháp”, nói rõ sơ qua từng điều một, để tu sĩ tự đi tham chiếu.
1. Pháp thượng thượng thừa:
Trong thời kỳ mạt pháp, người thuộc “thượng thượng căn” thật là
hiếm như “Lông chim Phụng” “Sừng con Kỳ Lân”. Nếu là một
người “thượng thượng căn”, trong quá trình truyền đạo, mắt thấy
Điểm Huyền hoặc tai nghe Chơn Kinh, hoặc tay ôm lấy Hợp Đồng,
trong khoảnh khắc là khai ngộ kiến tánh, thấy ngay Lão Mẫu trong
tự tánh, không rời nửa bước là vun đầy Lý Thiên! Sau đó chỉ có vận
hành cả từ bi và trí tuệ, ban bố từ bi chuyển hoá, luỹ kiếp cứu thế độ
chúng sanh, đồng chuyển pháp luân mà thôi.
2. Pháp thượng thừa (là pháp môn tu trì chỉ thích hợp cho người thuộc thượng căn)
Huyền quan (mượn vào chỉ điểm thấy được nguyệt)
Thế Tôn thuyết pháp 49 năm đều là từ bi tạo thuận tiện, tuỳ theo
bệnh mà ban thuốc cho. Cho nên không phải cứu cánh, mà là loại bỏ
lá vàng mà thôi! Là chưa thể cho thấy “Thượng thừa tâm pháp”, cho
nên mới có Linh Sơn Hội niêm hoa thị chúng, Mahacadip đột nhiên
mỉm cười, đặc biệt có tâm pháp nhất thừa ngoài văn tự có thể tỏ bày,
gọi là giáo ngoại biệt truyền. Hiện nay nhất chỉ diệu đạo của Minh
Sư truyền cho, cũng là ngoài văn tự có thể tỏ bày, cùng một chơn lý
trí tuệ với niêm hoa thị chúng đột nhiên mỉm cười. Minh Sư phụng
thiên thừa vận, chính là đem cái “Tâm pháp” niêm hoa mỉm cười,
một lần nữa phổ chiếu Thiên Hạ, phát huy rộng lớn ra!
Đệ tử Bạch Dương! Thử hỏi xem sau khi con đắc đạo rồi, có phải là
thân đắc không? Thân vốn là tứ đại giả hợp, tứ đại nếu bị chết đi, đạo
tại nơi nào? Nếu nói tâm đắc, tâm vốn là “hư vọng” sanh diệt bất định,
Tam Tâm đều không thể đắc, thế thì là ai đắc đạo? nói là tánh đắc đạo
sao? tánh vốn là bổn nguyên, bất thụ bất nhiễm, nào có thể chơn
không mà đắc lấy, mà Phật đắc lại Phật, đạo đắc lại đạo sao? Thanh
Tịnh kinh nói: “thật vô sở đắc”! cho nên nói đạo vốn là “không phải
tâm đắc” “không phải tánh đắc”, đó là không đắc được gì cả, cũng là
không thể đắc được! Tu sĩ nhất thiết phải hiểu “nhất chỉ điểm của
Minh Sư” là muốn các con nhờ vào Minh Sư nhất chỉ điểm mà thấy
được “minh nguyệt tự tánh”!
Tu sĩ nhất thiết không được nghĩ về “nó là một chỉ điểm”, nhất thiết
không được chỉ dừng lại ở trên “ngón tay này”, mà quên mất “tự tánh
thiên chơn Phật” được chỉ điểm vào. Đừng chỉ chấp chước ở chỗ
nhất điểm Huyền Quan” (ứng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm) mà quên
mất “tiên thiên bổn giác vô sanh chơn nhân” được chỉ điểm vào.
Tu sĩ Bạch Dương ơi! nhất thiết phải thông suốt dụng tâm cực nhọc
của Minh Sư, chính là muốn các con dựa vào “chỉ điểm” của Điểm
Truyền Sư mà biết được trên “tự thân” các con ai nấy đều có một vị
vô sanh chơn nhân”. Lục Tổ Đàn Kinh có nói “Bất thức tự bổn tâm,
học pháp vô ích”. Các con phải biết rằng tự tâm là Phật, không được
hướng ra ngoài cầu Phật, lao tâm tổn thần, mà quên đi “Tự tâm chơn
Phật”. Phải biết rằng tự tánh chơn Phật này, trống không yên lặng
sáng suốt, vô tướng thật tướng, chơn không diệu hữu, không theo ở
chỗ “Trí phàm trần bàn cãi giỏi”, không theo ở chỗ “Bác học biết
nhiều”, không theo ở chỗ “Sa bàn thiên cơ”, không theo ở chỗ “Tứ
đại ngũ uẩn”, không theo ở chỗ “Tri giác về nghe và thấy”, không
theo ở chỗ “Ngồi thiền luyện công”, không theo ở chỗ “Tịch tịnh vô
tưởng”, không theo ở chỗ mọi thứ “Thần thông”, không theo ở chỗ
“Bố thí hành thiện”, không theo ở chỗ “Độ nhân thuyết pháp”, không
theo ở chỗ “công đức tu trì”, không theo ở chỗ “Phật quốc tiên cảnh”,
không theo ở chỗ “Pháp thế gian hoặc Phật pháp”, cũng là cái tâm
không “đeo theo” không “từ bỏ” không “nhận lấy” không “chiếu
theo”. Nói tóm lại nghĩ về nó là sai, bàn về nó là không đúng, tự nó
vốn đã viên mãn, đầy đủ mọi thứ công đức, đầy đủ mọi thứ thần
thông, đầy đủ mọi thứ trí tuệ. Chư Phật trong khi thuyết pháp, chưa
hề nói ra một tí: bất khả thuyết! bất khả thuyết! Cái diệu dụng được
muôn ngàn thứ, thì ra là cái quý báu mình vốn có. Cho nên nói:
Thiên thượng thiên hạ duy đạo độc tôn”! Tu sĩ nếu như không biết
Tự tánh chơn phật” này, thì mọi thứ khổ tu, như là “Mài gạch thành
tấm gương”, khổ tới chết cũng không thành tựu, nếu như biết vốn đã
có “Tự tánh chơn Phật”, thì mọi thứ tu hành, như mài ngọc thành tấm
gương, càng mài càng sáng.
Bảo thứ nhất là ☉ này, vòng này và chấm này, vốn cũng là “không
có”, nhưng để dẫn đường cho chúng sanh, cho nên lấy cái ☉ này thể
hiện ra cái “dụng” của tự tánh chơn Phật, để tu sĩ không chấp chước
vào danh tướng giả, nếu hễ chấp chước danh tướng giả, lại trở thành
pháp của phàm trần, làm sao chơn thật hiểu ra mà đi thẳng vào? Nếu
nói cái ☉ này là Huyền Quan, là Cốc Thần Bất Tử, Chí Thiện Chi
Địa, Chánh Pháp Nhãn Tàng, đều là thuận tiện để dẫn đường, thông
thường một số người lại dễ đi vào chướng ngại của văn tự lời nói,
vĩnh viễn khó khớp với bổn tánh. Hiện nay Minh Sư lấy “Ο” cho biết
chơn không (thể, tánh), nhờ vào “.” này cho biết diệu hữu (dụng,
mệnh), chơn không bất ly diệu hữu, diệu hữu bất ly chơn không, thể
dụng hợp nhất, tánh và mạng hoà hợp nhau, tức là “như như tự tánh
chơn Phật ☉ đấy!” (bảo này dựa vào cái căn là nhãn, để khớp với
Thiên Cơ)
Chơn kinh: “Định” “Tuệ” song tu
Chơn kinh này là tụ kết bởi cốt lõi của cái lý trong năm tôn giáo lớn,
từ trên xuống dưới, từng chữ từng chữ đại diện “diệu ý” thậm thâm
vô thượng! Đại Đế ta lấy ví dụ thô thiển để diễn giải:
Chữ thứ nhất có ý nghĩa là “Vô Cực” của Đạo đấy, là cái thiện vô
thượng bên Nhà Nho, Phật Tánh bên nhà Phật. “Đạt Ma tây lai nhất
tự vô, toàn bằng tâm ý dụng công phu”. Kim Cang Kinh nói “Ứng vô
sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh
tướng, vô thọ giả tướng, không có pháp tướng, cũng không có phi
pháp tướng, tức là không có người khác không có ta, không có sanh
và diệt, vô chấp vô nhiễm, không đối đãi , không tham sân si… là
tánh thể chơn thật đấy.
Chữ thứ hai ý chỉ “Thái Cực” của Đạo, là “Thân dân” bên Nhà Nho,
đóng góp trong việc vun bồi chuyển hoá, là “pháp luân vương” bên
Nhà Phật, tức là diệu nghĩa về Chí Tôn, Chí Thượng, Chí Mỹ,Chí
Chơn.
Cái sau cùng có hàm ý là: thể dụng hợp nhất, là ví dụ về “Định” “Tuệ”
song tu, tánh và mạng hợp thể, dụng nó là vô cùng tận, phóng ra là
đầy cả vũ trụ, gặp duyên là triển khai, duyên đi là dừng lại, cuốn lại là
ẩn tàng như không thấy, đến là ứng, đi là tịnh, thường thanh thường
tịnh, nội Thánh ngoại Vương, bất ly bổn thể như như diệu đạo đấy!
Nói tóm lại, chơn kinh này dựa vào cái căn là nhĩ (tai) để khớp với
tâm đấy. Phải biết rằng Đại Đạo nếu hữu thể vô dụng là dừng lại ở
chỗ “không”, nếu hữu dụng vô thể là chấp về tướng. Nói tới thể là nói
dụng, nói tới dụng là nói thể, thể dụng hợp nhất, không là Phật thì là
ai nữa?
Hợp đồng (thấy “nguyên thủy” ôm lấy “đơn thuần”),
Hợp đồng ôm lấy (cả vũ trụ giống nhau), nhà triết học hôm nay ngộ
ra cảnh giới “vũ trụ là ta, ta là vũ trụ”, đó chính là Phật tâm khớp với
Đại Ngã, trở về thế giới đại đồng. Dịch kinh có nói: “nhất âm nhất
dương vi chi đạo”, càng là nói rõ chơn lý về hợp đồng sắc không, cho
nên Tý Hợi tương giao là ôm lấy “Vô Cực”, cho nên “bảo” này dựa
vào cái căn là “thân” để lãnh ngộ mà khớp với chơn đạo đấy!
Ngộ Duyên:
Thì ra trong danh tướng Tam Bảo tàng chứa “Như lai thậm thâm diệu
ý”, chỉ do phàm tâm khó hiểu Phật tâm, cho nên Thiên Cơ vẫn là
thiên cơ, nếu có người giải được “Tâm Pháp trong Tam Bảo” này, thì
Thiên Cơ biến thành “Thiên tâm” rồi!
Đại Đế:
Ha ha! Chúng sanh không khác gì với Phật, Phật không khác gì
chúng sanh, chỉ giữa cái Giác và cái Mê mà thôi!
Sư Tôn:
Đại Đạo vô ngôn, dùng lời nói để bày tỏ cái “Đạo”, Phật vốn vô danh,
lấy pháp bày tỏ ra Phật, sanh diệt của vạn pháp, đều do từ bi thuận
tiện dẫn đường mà lập ra, cái lý của “Bạch Dương Tam Bảo” cũng là
như thế, chỉ xem cái tâm của chúng sanh thích hợp cái duyên ra sao
mà tiến tới!
Đại Đế:
Căn cơ của chúng sanh thời kỳ mạt pháp, bị che lấp bởi nhân quả của
lũy kiếp đã ít ai có thể hiểu sâu vào tâm pháp trong tam bảo theo kiểu
thượng thừa! Hiện giờ Đại Đế ta dựa vào cảnh giới “cùng thích hợp
cho tam thừa” đều tu được cả, giải tiếp diệu nghĩa về Tam Bảo:
1) Huyền Quan: (pháp dẫn đường nhờ vào “Nhất chơn quan tưởng”).
Tu sĩ xem “Tứ đại” của mình, toàn thân đều là giả, chỉ có
“Huyền Quan nhất điểm” là chơn, điểm này gọi là chánh môn.
Nhãn nhĩ tỵ thiệt thân đều là cửa sanh diệt. (vọng niệm dấy lên
tiêu đi ở đó), mà chỉ có “Nhất điểm Huyền Quan” mới là cổng
cửa bất sanh bất diệt, con người sau khi mãn tuổi thọ, nếu như
hồn phách (thức thần), không theo chánh khiếu chánh môn này
(suất tánh chi vị đạo), (suốt đời hành trụ toạ ngoạ đều giữ lấy
bổn tánh) thì không thể liễu thoát sanh tử, chứng đắc vô sanh
pháp nhẫn! Toàn thân chỉ có tánh là chơn, bên ngoài cái thân là
hư vọng bất thật. Do đó thường xuyên quán tưởng “nhất chơn”
này, mà không cho lục tặc đi bàng môn, tâm không theo ngoại
cảnh mà xoay chuyển, cái huyền diệu trong việc thủ tại Huyền
Quan đạt tới cảnh giới “có quan ải như không quan ải”, thì lâu
ngày công phu thuần thuộc, “có quan sát như không quan sát”,
suy nghĩ như chẳng phải suy nghĩ”, mọi thứ tuỳ tâm mà
là “Nhất chơn quan pháp”được thành tựu rồi Nếu như cố chấp ở chỗ “Một điểm”, giữ chết ở đó không
buông ra, hoặc là vì thế mà khinh khi những pháp môn dẫn
đường khác do thiên tâm truyền thụ cho, thế thì lại xa khỏi
chơn môn Huyền Quan rồi đấy. Nhất thiết hãy thận trọng!
Chơn nghĩa về “thủ huyền” chính là dẫn dắt cái tánh đấy.
2.Chơn Kinh (từ tâm quan tưởng pháp
Phật mạt hậu thâu viên – đức đặc thù của Di Lặc Phật, có thể
từ họ tên mà biết đấy. Di Lặc là tiếng phạm ngữ dịch qua tiếng
Trung Quốc, là “Từ”, sơ phát tâm của Di Lặc Phật là xuất phát
bởi “Từ Tâm”. Theo quan niệm của người ta, “Từ” và “Bi” tựa
hồ giống nhau. Thật ra, “bi” là lòng “trắc ẩn”, chú trọng ở chỗ
nhổ bỏ đau khổ của người ta, “từ” là tâm vui vẻ. Chúng sanh
không có vui vẻ và hạnh phúc, thì nghĩ cách ban cho họ, tất
nhiên Phật tâm là đủ cả “từ” và “bi”, đó cũng là nguyên nhân
tu đạo phải hành nhiều công đức, siêng năng làm cả “Tam thí”.
Mà cái “Đức” đặc thù của Di Lặc Phật là chú trọng làm sao
cho có “Từ tâm”! trong kinh nói: lúc Di Lặc Bồ Tát phát tâm
đầu tiên nhất, là không sát sanh, không ăn thịt của chúng sanh,
từ đó trở đi, đều lấy “Từ” làm cái Họ! chúng ta biết Thích Ca
Mâu Ni Phật phát nguyện tại ngũ trược ác thế mà thành Phật,
nhổ bỏ cái khổ của chúng sanh, đó tượng trưng Thế Tôn là
nặng về “bi tâm”. Thế giới mà Di Lặc Bồ Tát hạ sanh trong
tương lai là tịnh thổ (Thế giới đại đồng), Di Lặc phát nguyện
thành Phật tại tịnh thổ ai nấy đều được hưởng vui vẻ, hạnh
phúc. Điểm này tượng trưng từ tâm của Di Lặc Phật thật bao la.
Hiện nay đệ tử của Bạch Dương trì niệm chơn kinh chính là
muốn có phát tâm như Di Lặc Bồ Tát, mọi lúc mọi nơi, hết sức
mình đi giúp đỡ người khác, để cho người khác được an lạc,
được hạnh phúc, cho nên ăn chay, không sát sanh, được pháp
môn Bạch Dương chú trọng, tại vì cái đó là phương pháp tăng
trưởng “Từ Tâm”, vì thế đệ tử Bạch Dương tín ngưỡng Di Lặc,
do trì niệm pháp hiệu của Di Lặc, lại tu tập pháp môn “Từ
Tâm”, tất nhiên sẽ tương ứng với “Từ Tâm” của Di Lặc Phật,
mà chẳng khó khăn gì được vãng sanh Đấu Suất Thiên (Thiên
Phật Viện) rồi.
Cho nên người tu đạo, phải thường xuyên trì niệm chơn kinh,
quan tưởng khuôn mặt vui vẻ của Di Lặc Tổ Sư, cứu thế độ
nhân, hành thiện bố thí, lo nghĩ nhiều cho người khác, giúp đỡ
người khác cho nhiều, vô tâm vô vi, với “Từ Tâm” của mình
thường xuyên giúp người khác được ấm áp mà không chấp
chước về công đức. Như thế lẽ dĩ nhiên đã kết được “nhân
duyên” thậm thâm với Di Lặc Phật là đại sự về diện kiến Phật
nghe pháp chứng quả liễu thoát sanh tử.
3.Hợp Đồng (xích tử quan tưởng pháp )
Tý Hợi “子 亥” tương giao vốn có hiện tượng là Âm Dương
Hợp Nhất, cũng ra chữ “Hài nhi” “孩”, cho nên tay bắt “hợp
đồng” như là tay ôm một đứa bé. Xích tử chi tâm tức là tự tánh
Phật ngây thơ không tà khí, cũng chính là cái tâm bình thường.
Xích tử chi tâm không phải “Thức”, không phải “Tri”, không
phải “Dục”, không ghét không thương, không có phân biệt,
không làm bộ, không chấp chước, ngây thơ thuần khiết, đói thì
ăn cơm, mệt thì ngủ, không bỏ chuyện trong tâm, “vô tâm”
trong mọi thứ, tỏ ra rất tự nhiên, người tu nếu có thể đi vào
trong hàm ý này, là khớp với xích tử chi tâm, tương đồng với
xích tử chi tâm, luôn luôn giữ lấy một cái tâm xích tử, trong
nhị lục thời trung” theo duyên mà chuyển hoá, vui vẻ làm
việc đạo, hễ việc Thiện là làm, việc Ác là không làm, sợ chi
đạo quả” không được chín mùi? cho nên Đại Đế ta mong mỏi
đệ tử Bạch Dương có thể hiểu sâu sắc pháp nghĩa thậm thâm
của Như Lai Thiên Nhiên.
Ngộ Duyên:
Nói như thế, diệu dụng của Tam Bảo có thể nói là rộng lớn bao la,
đáng tiếc là đệ tử Bạch Dương hình như ít ai chịu đi vận chuyển pháp
luân huyền diệu này, mà chỉ biết giữ về hình tướng, thì tự cho là hơn
người ta, hoặc là khinh khi giáo phái của người khác, tạo nghiệp bị
khảo, như thế đều do không rõ thực nghĩa về Phật tâm trong Tam Bảo,
làm người khác mê muội mà tự hại mình đấy.
Đại Đế:
Đúng đấy! đệ tử Bạch Dương hiện nay, đa số là người có tâm “Chơn
tu thật luyện”, chỉ đáng tiếc là không thể ngộ ra khổ tâm mà Minh Sư
lập ra bửu bối truyền bửu bối cho, mới dẫn đến làm cho mình và làm
cho người ta có nhiều thứ phiền phức không đáng. Tin rằng những tu
sĩ này nếu như có thể thật tốt mà tham ngộ sách này, thì với kiền
thành và đạo chí của họ, chắc chắn có thể giúp cho Thiên Bàn phóng
ra hào quang vô cùng tận.
Sư Tôn:
Cảm tạ Đại Đế đã giải ổ khoá lớn này cho pháp thuyền Bạch Dương!
mong Đại Đế có lòng từ bi đả thông tư tưởng về những lỗi lầm mà
người đời tu trì “Tam Bảo” thường hay phạm phải, để cho pháp thuyền
ứng vận, đi được vững thêm, độ nguyên Phật tử nhiều hơn nữa rời khỏi
bể khổ lên bờ giác ngộ.
Đại Đế:
Khổ tâm của Cổ Phật, ta rất hiểu thành ý đó. được rồi! ta sẵn sàng nói
thêm một tí, hy vọng tu sĩ không chê ta nói nhiều, hãy quý lấy những
lời như thế.
Tu pháp “Thủ huyền” là pháp môn đệ tử Bạch Dương thông dụng
nhất. Cho nên trong “Nhị lục thời trung” bất luận là đi đứng nằm ngồi,
ngắt bỏ hết các mối duyên, nhít một tí tâm niệm, chú tâm về “Nhất
Điểm Huyền Quan”, lâu ngày công phu thuần thuộc, thủ như là
không thủ, cũng có thể rời khỏi vọng hiện cái chơn. Nhưng trong quá
trình “Thủ huyền”, sẽ có nhiều ảo cảnh xuất hiện, nhất thiết đừng cho
là thật (tưởng là thần thông), ví dụ như là nhìn thấy cảnh Thiên Đàng,
hoặc là có Bồ Tát đến, hoặc là thấy vía mình được xuất ra nhập về,
những tình cảnh này nhất thiết đừng để nơi tâm, nếu ngược lại tự lấy
làm vui mừng, đem khoe người khác, sẽ tẩu hoả nhập ma. “Thủ
huyền” này tuy rằng là pháp môn tiện lợi thu gôm tâm về, nhưng phải
có người rành mạch hoặc “Minh Sư” chỉ điểm để phòng ngừa “thức
thần dụng sự, nhận giả vi chơn”, không được tự mình tìm tòi, có “hại”
nhiều có “lợi” ít đấy!
Nói tiếp là Đệ Tử Bạch Dương thông thường đều dựa vào trì niệm
tâm kinh để phùng hung hoá cát thoát khỏi kiếp nạn. Do đó rất nhiều
đệ tử Bạch Dương luôn luôn cho là chỉ có trong lúc nguy cơ sức
người không thể giải quyết mới được “Thủ huyền”, ôm “hợp đồng”,
niệm “chơn kinh” để được phùng hung hoá cát, thoát khỏi kiếp nạn.
Mà không biết rằng kiếp nạn không phải chỉ là nói về thân xác bị tai
họa, bị khổ, bị thương, thật ra thì kiếp nạn thật sự chính là luân hồi
sinh tử của luỹ kiếp. Mà luân hồi sinh tử lại là cứ bị vọng niệm dẫn
dắt, cho nên nếu không tắt đi vọng niệm, là luân hồi sanh tử vĩnh viễn
không ngừng nghỉ. Vì vậy, làm thế nào để giáng phục vọng niệm,
thường nảy mầm ý niệm giác ngộ mới là then chốt tu luyện của tu sĩ!
chơn kinh mà “Minh Sư” trong Bạch Dương Kỳ hiện nay truyền cho
chính là “Đại minh chú” giáng ma phục tà, là một “Đại thanh tịnh chú”
để thoát khỏi mọi thứ khổ ải. Tu sĩ nếu có thể hiểu rõ diệu ý về “Thể”
Dụng” trong đó, trong khi không thể giáng phục vọng niệm mà bị nó
dội mạnh trong tâm, chỉ cần thành khẩn mật niệm mấy lần chơn kinh
này, vọng niệm tức thì biến mất, như là được ánh sáng mặt trời soi
chiếu, tự nhiên là mây tan mất. Tu sĩ nếu có thể thường xuyên trì
Chú” này, không những kết thánh duyên với Di Lặc Phật đến dự Long Hoa Hội, lâu ngày công phu thuần thuộc, trì như không trì,
không dấy lên một tí vọng niệm, thì luân hồi được dừng ngay, là liễu
sanh tử. Một khi luân hồi dừng, sanh tử liễu, mới là thoát khỏi kiếp
nạn thật sự.
Nói tiếp về việc tu sĩ mỗi ngày bắt Hợp Đồng, khấu đầu lễ Phật, nếu
có thể trong tâm kiền thành, ngây thơ hiển hiện, trong lúc 500 khấu
đầu, 1000 khấu đầu, hoặc 2000 khấu đầu, 3000 khấu đầu, đều có thể
buông xuống mọi mối duyên, không dấy lên tạp niệm, tập trung khấu
đầu. Công phu như thế nếu có thể liên tục trước sau như một, không
những trong lúc thắp nhang khấu đầu, có thể trong tâm vô ý niệm, tức
là trong cuộc sống hằng ngày, tâm cũng có thể thanh tịnh vô vọng
niệm, lâu ngày công phu thuần thuộc, khấu đầu như không khấu đầu,
thường thanh thường tịnh, không còn bị vọng niệm níu kéo, thì tự
nhiên không bị khổ về sanh tử luân hồi.
Điều đáng tiếc là đệ tử Bạch Dương hiện nay ít ai đi sâu vào tâm
pháp này, có người xem lễ hiến hương là một hình thức, không biết
dựa vào lúc đó tìm về “Tự thân chơn Phật”, thật là đáng tiếc.
Sau cùng ta phải nhấn mạnh một điều, “Tam Bảo chơn truyền” tuy là
bí bảo vô thượng” ứng vận mà giáng xuống, nhưng đệ tử Bạch
Dương phải nhớ kỹ, pháp này bình đẳng, vô cao hạ. Chỉ là pháp vô cao hạ, “Ngộ” là có nhanh có chậm, đó là tuỳ theo cơ duyên và tuệ căn của mỗi cá nhân, tu sĩ có người là dựa vào chỉ điểm mà thấy mặt |
trăng, có người là đốn ngộ, có người là “Quán tưởng”, có người là
Thủ huyền”, có người là “Từ tâm”, có người là “Xích tử” , có người
là “Trì thần chú”, có người là “Khấu đầu lễ Phật”. Chỉ cần theo pháp
tu trì không trì trệ, tinh tấn kiên nhẫn, suốt đời không đổi thay, lập
nguyện liễu nguyện, giữ lấy tâm bình đẳng, độ người ta và độ mình,
sau cùng chắc chắn đều có thể đến dự Long Hoa Hội bái kiến Phật,
nghe pháp, được Di Lặc Phật Thụ Ký cho mà chứng quả!
Sư Tôn:
Đêm này làm phiền Đại Đế giảng thuyết vô thượng pháp cho đệ tự
Bạch Dương ta, giảng kinh thậm thâm này, thật là hay tuyệt! ta mong
mỏi tu sĩ trên đời đừng chỉ chấp chước về quan điểm của mình mà bị
chướng ngại bởi văn tự danh tướng. Thật ra mọi thứ pháp môn là ở
chỗ ứng duyên, mục đích cuối cùng của nó, vẫn là dẫn đường cho
nguyên Phật tử minh tâm kiến tánh, siêu sanh liễu tử.
Cho nên “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành
tà đạo, bất năng kiến Như Lai!” các đồ đệ hiền lành có thể không ngộ
sâu vào những câu này sao?
Ngộ Duyên:
Đệ tử hôm nay rất may mắn đích thân nghe Đại Đế xoay chuyển pháp
luân “Tam Bảo” Bạch Dương Kỳ, thật là bổ ích khá nhiều, tại đây xin
trăm khấu đầu tạ ơn và mong rằng Sư Huynh Sư Tỷ trên đời, các Tiền
Hiền đại chúng hãy thật tốt mà đi ngộ ra tâm pháp của Đại Đế, để tự
độ và độ người ta đấy.
Sư Tôn:
Đêm nay thời gian đã hết, Sư Đồ ta bái biệt Đại Đế tại nơi đây!
Đại đế:
Đổ chuông sắp ban, tiễn giá!
Sư Tôn:
Không dám! không dám!
Ngộ Duyên! theo Thầy lên đài sen nhắm mắt lại! lên… đã về đến
Phật đường, Ngộ Duyên linh thể hoàn nguyên.