Chia Sẻ:
http://ngocduccung.edu.vn/book_chapter?alias=hoi-11-thien-phat-vien-du-ky--ngoc-duc-cung
HỒI XI
Cảnh dương tam thiên bát bách quả
景 陽 三 千 八 百 果
Tự lý càn khôn như lai thân
字 裏 乾 坤 如 來 身
Linh sơn tháp trung hữu chơn nhân,
靈 山 塔 中 有 真 人,
Ẩn vi diệu huyền hiện pháp thân
隱 微 妙 玄 現 法 身
Tế chúng chỉ mê giai chứng giác,
濟 眾 指 迷 皆 證 覺,
Điên tượng thật tàng hoạt phật căn
顚 象 實 藏 活 佛 根
Ta chính là Nam Bình Tế Điên, là Sư của các con, Thiên Nhiên đấy! nay
phụng Mẫu chỉ, giáng lâm Bồng Lai, bay xuống dưới tầng mây, cung kính
bước vào Phật đường, trước tiên tham giá Lão Mẫu. Các đồ đệ an khang, lại
gặp Thánh Hội, đặc biệt đến thánh địa trình bày trang vàng ngọc, Tam Tài
hợp tâm, bất khả thiên lệch, thiên ý tinh vi, nhất nhất tuyên truyền.
Ha ha.
Duyên đắc vô thượng pháp, tu chơn cần ngộ tham
緣 得 無 上 法 , 修 真 勤 悟 參
Huyền thông thiên địa cốc, tồn dưỡng bảo nhất nguyên
玄 通 天 地 谷 , 存 養 抱 一 元
Tứ tướng vật si chấp, minh đạo nhất chỉ thiền
四 相 勿 痴 執 , 明 道 一 指 禪
Thanh nhàn lạc tự tại, nhất nhật tiểu thần tiên
清 閑 樂 自 在 , 一 日 小 神 仙
Kiến tánh minh tâm chánh, chiếu triệt không vạn duyên
見 性 明 心 正 , 照 澈 空 萬 緣
Tiêm trần thân bất nhiễm, thuỷ đắc tánh minh viên
纖 塵 身 不 染 , 始 得 性 明 圓
Công đức cụ vô lượng, cốc thần thấu tẫn huyền
功 德 俱 無 量 , 谷 神 透 牝 玄
Tu thân tại minh đức, thân dân đạt chí thiện
修 身 在 明 德 , 親 民 逹 至 善
Vạn phụ chác bất toái, ma luyện đoán kim đơn
萬 斧 琢 不 碎 , 磨 煉 鍜 金 丹
Kim cang bất hoại thể, khẩu quyết hoá thanh liên
金 剛 不 壞 體 , 口 訣 化 清 蓮
Nhất động dữ nhất tịnh, châu cực hoàn vô biên
一 動 與 一 靜 , 周 極 環 無 邊
Vạn mạch vận triều nhất, thiết tha quá trọng quan
萬 脈 運 朝 一 , 切 磋 過 重 關
Nhật nguyệt tinh anh tụy , kinh vĩ xuyến càn khôn
日 月 精 英 萃 , 經 緯 串 坤 乾
Kỳ trung ẩn đế tại, dụng chi vĩnh miên miên
其 中 隱 諦 在 , 用 之 永 綿 綿
Diệu tại chơn huyền quan, quang diệu chiếu linh sơn
妙 在 真 玄 關 , 光 耀 照 靈 山
Ngã gia vô ảnh địa, tiêu diêu lạc vô biên
我 家 無 影 地 , 逍 遙 樂 無 邊
Bát quái tàng tại tư, tứ tướng lưỡng nghi liên
八 卦 藏 在 兹 , 四 相 兩 儀 連
Nguyên lai nhất khí hoá, hàm qui vô cực viên
元 來 一 炁 化 , 咸 歸 無 極 圓
Khái khái.
Từ cổ xưa đến nay người tu đạo rất đông, người được thành Tiên chứng
Phật rất ít, tại sao? Đều do chưa gặp được chơn đạo làm cho cái công chưa
được tinh thông đấy. Xưa kia người tu thường thuộc về khổ tu, khổ luyện,
bỏ nhà, bỏ sự nghiệp, chặt đứt tình dục, tự tu, tự ngộ, hoặc là Thiên Lý tầm
Minh Sư, Vạn Lý tầm Khẩu Quyết, chịu đủ thứ gian khổ. Phải đợi tới công
đức đầy đủ, chí thành cảm động bề trên, âm thầm cử Tiên Phật tới, chỉ điểm
mới có thể toại nguyện.
Hiện nay Bạch Dương ứng vận, đại khai cổng cửa phổ độ, đại nguyện của
Di Lặc phổ cập Tam Tào, để cho Phật tử hữu duyên đều được Thiên Bảng
ghi danh. Tục ngữ có câu: đến sớm không bằng đến đúng lúc, đệ tử Bạch
Dương chính là ứng trong câu nói này, thật là ba kiếp mới được vinh hạnh
theo kịp kỳ duyên này đấy. Đáng tiếc là phàm phu thông thường mắc phải
chứng bệnh chung là “đắc được dễ dàng không biết quý lấy”, chỉ thấy hình
tướng bên ngoài mà không tìm hiểu nội dung bên trong. Sau khi cầu đạo lúc
ban đầu tuy có thể ở Phật Đường thành tâm học đạo, nhưng trải qua một
đoạn thời gian rồi, chỉ là biết một nửa, không biết một nửa, thì cho là tu đạo
chẳng qua là như thế mà thôi, từ đó trở đi không còn bước trên con đường
đạo, có người chịu không đặng mọi thứ khảo đảo, lâu ngày tâm ý lơ là,
trong vô tình tự nhiên bị đào thải khỏi đạo.
Tu đạo vốn là ở chỗ chơn công thực thiện, không ở chỗ tiếng tăm bề ngoài;
ở chỗ thật tâm tu thân hành đạo, không ở chỗ khoe khoang nói bằng miệng,
cho nên hình tướng bề ngoài không phải cho người chơn tu chấp chước,
thượng thừa diệu đạo vô vi không cần hướng ra ngoài đi cầu, mà ở chỗ có
thể hồi quang phản chiếu, suy xét nhiều về biến hoá lúc ẩn lúc hiện trong tự
tâm có phải hợp lý chưa.
Có câu nói: đi xa là thấy mình vẫn còn cách “khởi điểm” gần quá, lên cao là
thấy mình vẫn còn thấp quá. Thật sự là câu danh ngôn quý báu trong tu đạo
đấy.
Xưa nay thành công thất bại của tu sĩ, nguyên do không có hai thứ, quả
nhiên có thể thành tâm kiên trì không thay đổi ý chí tu đạo, chịu vất vả chịu
oán trách, thật sự đi tìm tòi những chứng minh thực tế, thì chẳng khó khăn
gì được đạo thành thiên thượng danh lưu vạn thế. Nếu là chỉ dựa vào cái đạo
cho có tiếng tăm bề ngoài, uổng công trà trộn qua ngày, gặp chuyện là tam
tâm lưỡng ý, về bài học thì không chuyên tâm, hơi bị trời khảo, người khảo,
thì nảy sanh tâm thoái lui, rốt cuộc là phải ân hận ngàn năm, khó thoát khỏi
luân hồi đấy. Cho nên tu đạo nếu không có thành tích thật sự, nào có bằng
cấp của quả vị? người tu hãy nên trong ngày thường thật lòng đi làm bài, cố
gắng dốc sức tiến bộ, cần phải để các môn học được phát triển đều đặn, môn
nào cũng đạt, nếu không, dễ bị thiên lệch, dẫn đến tự bị sai lầm mà làm
người khác sai lầm theo, phẩm chất là công trình đứng hàng đầu của tu sĩ,
Thiên Đạo vốn không có hình tướng, nhờ vào con người tỏ bày ra hình
tướng. Người tu đạo nếu nhân cách cao thượng, chắc chắn được sự tôn kính
và công nhận của mọi người, tu sĩ có thể nhận thức được thân của mình
chính là đại diện cho Đạo, tốt xấu của mọi người, sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp
ảnh hưởng đến hình tượng của Đạo. Nếu như mọi người đều có thể xác thật
bỏ thói hư, tật xấu, bỏ tánh nóng nảy, khiêm cung hòa ái, hạ cái tâm xuống,
hạ cái khí xuống, hiếu thảo cha mẹ, trung với nước, yêu nước, thương anh
chị em, có uy tín với bạn bè, là người nghèo thì không nịnh bợ, là người
giàu thì không hiếp đáp, trau giồi ra nhân cách, đức hạnh cao thượng, chắc
chắn là ai nấy đều kính phục mà cho là gương mẫu, thì độ người khuyên hoá
thế gian nhất định như ý muốn.
Công đức là điều kiện tất yếu để thành Thánh thành Hiền, có câu nói: trên
trời không có vị Thần nào chẳng có công đức, tại nhân gian không có vị
Thánh nào không Trung Hiếu. Thánh Hiền cổ xưa đều là dựa vào lập đức có
lợi cho người ta để làm việc, lập đức là có thể tiêu oan nghiệt. Nếu không đi
xoá món nợ oan nghiệt, sẽ chuốc lấy ma khảo, cho nên nói: “Nếu không có
đức vô thượng thì đạo vô thượng không thể thấy được”. Người tu đạo nào
có thể chỉ muốn tự cho mình được tốt, mà không giúp thiên hạ cũng được
tốt chung? Cho nên dốc sức làm tam thí, hạt cát tích luỹ thành toà tháp, sợ
chi công đức không viên mãn?
Hỏa hầu là công phu chính trong việc dưỡng tánh, nếu như phẩm chất nhân
cách tốt, công đức nhiều, mà thiếu về hoả hầu, thì gặp chuyện dễ bị nửa
đường gãy gánh. Nói tóm lại hoả hầu không đủ thì định lực chắc chắn
không đủ, luôn luôn chịu không được sự khảo nghiệm. ví dụ: bị người ta phỉ
báng là sanh ra tâm sân hận; bị danh lợi dẫn dụ là sanh ra tâm tham lam, bị
nghiệp phàm ràng buộc thì sanh ra tâm trì trệ…bị đủ thứ cảnh thì sanh ra đủ
thứ tâm, dần dần là bị cảnh níu kéo mà rời khỏi chánh đạo, dẫn đến mất sạch
công sức trước kia, thật là đáng buồn!
Nay Đại Đạo giáng truyền hỏa trạch, dân thường ai nấy đều có thể nghe
được đạo, thật sự là cơ may tốt vô cùng. Ta không nhẫn tâm tu sĩ gặp được
đạo lại bỏ đạo, liên tiếp nhắc nhở bên tai nói nặng trước mặt: phải tự độ và
độ người ta, quảng độ người hữu duyên đều thành chánh đạo. và thành khẩn
cầu xin Hoàng Mẫu trên trời phù hộ tu sĩ có đạo tâm sáng suốt vững vàng,
thì phổ độ có hy vọng, thâu viên có thể đợi chờ! Thời gian linh du đã đến,
làm phiền Chấn Điện Tướng Quân nghiêm chỉnh bảo vệ Phật đường! Ngộ
Duyên tịnh tâm chuẩn bị theo Thầy khởi hành.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Sư Tôn, đêm nay không biết đến nơi nào tiếp tục thăm viếng?
Sư Tôn:
Đêm nay sẽ ngao du “Cửa Khẩu Cảnh Dương” và “Cửa Khẩu Vương
Dương” của “Hoà Dương Quan”, sát giờ rồi, hãy mau nhắm lại tâm
nhãn, theo Thầy lên xe mây, lên…
Đã đến “Cửa Khẩu Cảnh Dương”, Ngộ Duyên mở mắt tâm nhãn được rồi
đấy.
Ngộ Duyên:
Phía trước có một cung điện, hoa lệ cao chót vót, nhìn cảnh quang
như “Cửa Khẩu Đơn Dương”, đằng trước cửa khẩu trên cao có treo
một tấm biển, trên biển ghi: “Cửa Khẩu Cảnh Dương”, ánh sáng chói
rọi, ở hai bên phải trái có câu đối rằng:
Thẩm vô bất chánh trọng hình đạn cải biếm đâu nghiệt hải nan đào pháp võng
審 無 不 正 重 刑 憚 改 貶 丟 孽 海 難 逃 法 綱
Vấn khởi việt công bạt xuất hồi đầu lục thủ công đình hưu khuất luật quy.
問 豈 越 公 拔 出 回 頭 錄 取 功 庭 休 屈 律 規
Sư Tôn:
Linh Quan Trực Ban đã đợi chờ ở đằng trước cửa khẩu, Ngộ Duyên
theo ta bước đến hành lễ!
Linh Quan:
Bái kiến Thiên Nhiên Cổ Phật thánh an! Hoan nghênh dẫn dắt tu sĩ
nhân gian tên là Ngộ Duyên phụng chỉ đến đây, Tổ Sư sớm đã cung
kính đợi chờ ở phía trong viện.
Ngộ Duyên:
Bái kiến Linh Quan!
Linh Quan:
Không cần đa lễ, xin theo ta đi vào trong viện.
Nói xong, ba người liên tiếp qua ba lớp cửa vòng tròn đi thẳng vào trong
viện, thấy Thiên Ly Tổ Sư đã bước ra trước cửa nghênh đón.
Tổ Sư:
Đêm nay vui mừng thấy Cổ Phật cùng đệ tử đại giá quang lâm, thật là
vinh hạnh biết bao, mau mau mời vào, mệnh lệnh Quan Tiếp Tân
dâng lên trà tiên…
Nói xong, cùng vào trong viện, bước lên bậc thềm bằng ngọc, khách chủ
nhường nhau thăng toạ.
Sư Tôn:
Tổ Sư nhã ý ở đây xin cảm tạ trước, vì viết Sách Du Ký có nhiều
quấy nhiễu, xin hãy bao dung cho nhiều! Ngộ Duyên mau mau qua
đây hành lễ.
Ngộ Duyên:
Đệ tử khấu kiến Tổ Sư thánh an! Mong Tổ Sư từ bi chỉ giáo cho.
Tổ Sư:
Miễn lễ! miễn lễ! mau mau đứng lên.
Hiện nay phong thái tại thế gian điên đảo, nhân tâm tồi bại. Đâu đâu
đều thấy bỏ đạo đức, trái với tín nghĩa, Vô Cực Hoàng Mẫu do đau
lòng quá mức về việc Cửu Lục nguyên linh đeo theo vật chất hưởng
thụ quên mất nguồn gốc phải trở về, đặc biệt ban ý chỉ viết sách
Thiên Phật Viện Du Ký”, thật là ứng thời ứng vận, ứng địa ứng nhân,
đối với việc chỉnh ngay lại tà khí tại đạo bàn, khôi phục phong thái
nhân từ cổ xưa, chuyển hoá nhân tâm, có bổ ích lớn lắm đấy.
Viết Sách Du Ký, trách nhiệm này như núi Thái Sơn, chẳng phải dễ
dàng như những cuốn sách khác, nay gặp Cổ Phật rất có tuệ nhãn,
dốc sức tiến cử người hiền từ là Ngộ Duyên gánh trách nhiệm này,
thật là nhân tài tuyển chọn tốt nhất đấy. Sách này liên quan rất lớn
đến đạo vận Bạch Dương, hy vọng Ngộ Duyên hết tâm hết sức, theo
Thầy của con khắp nơi sưu tầm những thực trạng trong Tam Giới và
Chơn Lý Đại Đạo, để làm tuệ quang cho pháp luân.
Ngộ Duyên:
Tổ Sư quan tâm ban lời vàng ngọc, làm cho đệ tử cảm kích tận ngũ
tạng lục phủ, sau này phải càng nỗ lực hơn, để không phụ lòng mong
mỏi thiết tha của Tổ Sư!
Sư Tôn:
Xin Tổ Sư thuyết minh sơ qua chơn tướng trong quý điện, để thông
tin được ghi vào trong Quyển Du Ký.
Tổ Sư:
Bổn điện là “Cửa Khẩu Cảnh Dương”, chuyên phụ trách hỏi tỉ mỉ
nguyên linh lúc còn sống trên đời về những ngoại công trong công
trình tu đạo.
Phạm vi cai quản gồm có: chín phòng “Nhà Giam Nhỏ Lạnh Giá”, và
một “Phòng Sám Hối”, ngoài ra có một nhà lầu màu đỏ tên là
Nghênh Thiện Các”, chuyên để đón tiếp những nguyên linh lúc còn sống trên đời có hành công lập đức, ngoại công viên mãn đến nghỉ
ngơi.
Lúc còn sống trên đời nếu phạm phải những việc như nặc đạo bất
hiện, hư tâm giả ý, giả danh tiếng kẻ khác, tranh đoạt công quả, chấp
chước về bố thí, không làm ngoại công mà cản trở người ta làm ngoại
công. Thì sẽ xem tình tiết nặng nhẹ, phán xử cho vào “Phòng Sám
Hối” tiếp nhận giáo dục, hoặc là phán xử cho vào “Nhà Giam Nhỏ
Lạnh Giá” tiếp nhận trừng trị.
Đại Đạo nếu không có đức vô thượng là không thể thấy, tu sĩ nếu chỉ
lo “tốt cho bản thân mình” mà không làm một tí công đức, hoặc là có
siêng năng làm cả Tam Thí nhưng so đo đủ thứ, chấp chước về công
đức, là những người không hiểu ý nghĩa về vô tướng bố thí, vì Đại
Đạo vốn là vô sở đắc, hễ những ai như thế là khó thông qua khảo
hạch của cửa khẩu này, cần phải được giáo dục tiếp đấy.
Sư Tôn:
Cảm tạ khai thị tường tận của Tổ Sư, đêm nay chúng ta phụng chỉ
thăm viếng quý điện và “Vương Dương Điện”, thời gian không còn
nhiều, định đến thẳng “Nhà Giam Nhỏ Lạnh Giá” lấy thông tin sự
việc tại chỗ, xin Tổ Sư ban thuận tiện cho.
Tổ Sư:
Đã là như vậy, xin phái Quan Dẫn Đường dẫn quý Sư Đồ đi nha…
Nói xong, Sư Tôn cùng Ngộ Duyên bái biệt Tổ Sư, theo Quan Dẫn Đường
bước ra khỏi cửa khẩu theo hướng Đông Nam bước đi, đi chẳng bao xa thấy
có một bức tường, có ánh đèn tí ti chiếu ra, nghe thấy rõ ràng tiếng kêu la
thảm khốc, làm người ta tự nhiên thấy xót xa, trên tường có treo một tấm
biển, trên biển ghi: “Nhà Giam Nhỏ Lạnh Giá”, sát bên cửa có câu đối:
Hình trừng hữu biệt hoặc khinh hoặc trọng.
刑 懲 有 別 或 輕 或 重
Giới luật sâm nghiêm tự tác tự tu.
戒 律 森 嚴 自 作 自 修
Ba người bước vào trong nhà giam, hành lễ nhau với Quan giữ nhà giam.
Sư Tôn:
Xin cho gọi vài vị nguyên linh tiếp nhận phỏng vấn, để đóng góp vào
trong Quyển Du Ký những sự việc ghi chép tại chỗ, để cảnh tỉnh
người đời.
Thế là vị Quan đến nơi đang có vài nguyên linh chôn vùi trong đống băng
đá, cho kéo ra ba hồn, thấy người nào người nấy không còn một tí sắc máu
trên mặt, suốt mình mẩy bị cứng đờ, vị Quan cho “nước phép” vào trong
miệng từng đứa để họ được “giải đông”, mới đầu thấy người nào cũng nhảy
mủi liên tục, dần dần từng tí một được khôi phục lại.
Vị Quan:
Các nguyên linh hãy nghe đây! Thầy của các ngươi là Thiên Nhiên
Cổ Phật cùng với Ngộ Duyên “phụng chỉ” viết sách “Thiên Phật Viện
Du Ký”, đến đây lấy thông tin, có hỏi tới phải trả lời không được giấu
giếm.
Các Nguyên Linh:
Khấu kiến Sư Tôn và Ngộ Duyên đạo thân!
Sư Tôn:
Hãy đứng lên! Ngộ Duyên có thể bắt đầu phỏng vấn rồi.
Ngộ Duyên:
Xin mời vị đạo thân lớn tuổi này, xem ông có khuôn mặt hiền lành,
lớn tuổi có tu, cớ sao bị giam trong ngục này, bị trừng trị?
Ông Cụ:
Ôi! Tôi may mắn lúc còn sống trên đời được Sư Tôn chỉ điểm con
đường minh lộ, hôm nay được gặp lại Sư Tôn trong tình trạng bê bối
thế này, thật là vừa buồn vừa hối hận, thấy hổ thẹn quá.
Sư Tôn :
Đồ đệ hiền khỏi phải đau thương, con vốn là Điểm Truyền Sư lãnh
nhận Thiên Mệnh, lúc còn sống trên đời chẳng phải không hoàn thành
sứ mệnh đối với Thầy, con đã đi khắp nơi khai hoang truyền đạo,
thành toàn Phật tử vô số kể bước lên pháp thuyền Bạch Dương, ngoại
công đầy đủ, đáng lẽ phải thông qua khảo hạch trong điện này, cớ sao
trái lại bị nhốt trong “Nhà Giam Nhỏ Lạnh Giá” này bị trừng trị, con
có biết tại sao không?
Ông Cụ :
Đệ tử cứ nghĩ là nhờ vào tu trì suốt cuộc đời, hết lòng trung thành vì
Đại Đạo, nhất định sẽ đến “Thiên Phật Viện” an vị, nào ngờ khi viên
tịch chỉ thấy “Phúc Thần” đến tiếp dẫn và nói rằng: ông tuy là lúc còn
sống trên đời chơn tu thật luyện, làm việc đạo có công, nhưng cũng
có phạm lỗi lầm, cho nên bị dẫn đến các cửa khẩu tiếp nhận khảo
chứng.
Đến khi đối chứng hồ sơ trong điện này xong, mới biết đệ tử lúc còn
sống trên đời làm việc đạo, quy định cố chấp về số tiền “Công đức
phí”, nếu số tiền không đủ hoặc không có để đóng, là không cho cầu
đạo, làm lỡ mất cơ duyên của rất nhiều Phật tử, Tổ Sư phán vào
Phòng Sám Hối” 30 ngày.
Nhưng đệ tử vẫn cho rằng đó là quy định trong phật quy, không một
tí tâm sám hối. Khi mãn 30 ngày, Tổ Sư thấy đệ tử hoàn toàn không
có ý hối cải, cho nên phán tiếp vào ngục này trừng trị, mỗi ngày khí
lạnh buốt thấu xương, da thịt muốn nứt ra, đau khổ vô cùng.
Sư Tôn:
Từ điểm này có thể thấy con vẫn chưa hiểu từ bi ứng duyên của Đại
Đạo, cái lý phổ độ chúng sanh, tuy rằng ngoại công đầy đủ, nhưng
cũng vi phạm rất nặng về nguyên tắc làm việc đạo mà tự mình không
hay biết!
Cơ duyên cầu đạo là ở chỗ nhân quả của luỹ kiếp và thành tâm lúc
cầu đạo, còn về công đức phí nhiều ít, có hoặc không, chẳng phải là
điều kiện tuyệt đối, ta mong các đồ đệ đừng chấp chước chết một chỗ
về Phật quy, mà không biết linh động ứng sự. Bề trên phú cho người
đời có thời gian giống như nhau, người nào cũng có 24 giờ mỗi ngày,
giống như nhau về không khí, ánh sáng mặt trời, chứ không vì giàu
nghèo thiện ác mà có phân biệt, tại sao người đời trái lại không thể
noi gương theo thiên tâm mà từ bi, công chánh, ứng duyên? hy vọng
các đồ đệ hãy dụng tâm tham ngộ!
Ông Cụ:
Khấu tạ Sư Tôn từ bi khai thị, đệ tử hiện giờ đã biết lỗi ở chỗ nào,
thật là tội đáng chết cả vạn lần, do lỗi của đệ tử làm cho người đời
hiểu lầm, trở ngại đạo vụ phát triển, không có cái nào tồi tệ hơn thế
này, ở đây bị trừng trị cũng là tội đáng phải có.
Ngộ Duyên:
Khổng Tử nói: “Biết lỗi nhất định sửa lại, là việc thiện chẳng gì lớn
hơn”. Điểm Truyền Sư này trí tuệ cao siêu, nghe có lỗi là mừng. Sự
việc thực tế của ông, chắc chắn có thể đánh thức nhiều tiền hiền đang
làm việc đạo trên đời, loại bỏ quan niệm sai lầm, có lợi trong việc
chỉnh đốn đạo bàn… xin mời vị đạo thân khôn đạo này, phải chăng
có thể nói ra nguyên do cô đến đây tiếp nhận trừng trị, để đăng tải
vào trang Du Ký, để cảnh tỉnh người đời.
Hồn Phụ Nữ:
Tôi lúc còn sống trên đời là một đàn chủ, luôn biết làm tròn bổn phận
vì Đại Đạo hy sinh cống hiến, hành công lập đức không thua người ta,
quảng độ người hữu duyên tích rất nhiều công đức, Tổ Sư cũng khen
trước mặt tôi những cống hiến đó.
Chỉ do lỡ nghe lời giao phó của Tiền Nhân: đối với những người gia
thế không trong sạch, những người làm nghề hạ lưu, những người cơ
thể khiếm khuyết, những người phạm tội bị xử, những người hành
nghề sát sanhÏ Không những không thông cảm, thương hại, khích lệ
dẫn dắt để cho họ bỏ cái ác, hướng cái thiện, quy y chánh đạo, trái lại
còn bài xích thêm, cố chấp là không cho họ cầu đạo. Thật sự mất đi
cái tâm bình đẳng, từ bi, công đức của tôi cũng vì thế mà có tỳ vết,
cho nên Tổ Sư phán tôi đến “Phòng Sám Hối” đặng sám hối 30 ngày.
Nhưng tôi vẫn cho là mọi thứ tuân theo chỉ thị của Tiền Nhân, không
thừa nhận lỗi lầm, sau khi đủ 30 ngày, Tổ Sư thấy tôi không có ý hối
cải, phán tiếp cho vào ngục này để trừng trị, đến nay có 10 ngày rồi,
mà ngày nào cũng là khí lạnh buốt xuyên tâm thấu xương, khổ không
tả nổi, lúc này tôi đã biết lỗi rồi, khẩn cầu Sư Tôn xá tội giải cứu!
Sư Tôn:
Đồ đệ hiền! con thật sự là thông minh cả cuộc đời, hồ đồ nhất thời,
mình là người tu đạo, làm việc đạo, phải với từ bi làm tâm hoài, với
thuận tiện làm cửa nẻo, bình đẳng dẫn dắt, tuỳ nhân tài mà dạy cho,
nào có thể cố chấp chẳng thông suốt như thế? Có câu chuyện của
Huyền Thiên Thượng Đế: “Buông xuống dao đồ tể, lập địa thành
Phật”. Chính là thuyết minh tốt nhất, bất luận là nhân phẩm, thân thế,
nghề nghiệp cao thấp ra sao, chỉ cần là người có tâm hướng thiện tu
đạo, bề trên lẽ nào không hoan nghênh mà cự tuyệt họ?
Điều mà làm việc đạo phải chú trọng, chính là linh động đi ứng dụng
chơn lý”, nếu không sẽ luôn luôn vì cố chấp không thông suốt, chỉnh
ngay quá mức mà dẫn đến những hậu quả xấu; điều mà tu đạo phải
chú trọng chính là dựa vào chơn lý, không phải dựa vào người nào,
nơi nào, nếu không thì người khác làm cho mình sai lầm mà tự mình
không hay biết.
Ta mong sự việc này có thể đánh thức người đời, lúc làm việc đạo
đừng làm “đạo bị chết đi ở điều nào đó”, những người làm “kẻ trên”
thì nhất thiết không được tự sai lầm mà làm người khác cũng sai lầm
theo, những người làm “kẻ dưới” cũng không được mù quáng tuân
theo, trong vô tình tự chuốc lấy tội nghiệt. Việc gì cũng phải dựa vào
lý trí đi phán đoán, khớp với lý thì làm, nghịch với lý thì dừng lại,
đừng tiếp tục làm theo kiểu “họ sai mình cũng sai theo cứ qua được
thì cho qua”.
Hồn Phụ Nữ:
Khấu tạ Sư Tôn khai thị lời huấn không mỏi mệt, đệ tử hiện giờ đã
hoàn toàn hiểu sai lầm của quá khứ rồi!
Ngộ Duyên:
Chúc mừng đàn chủ đạo thân này, quét sạch đám sương mù trên linh
đài, tin rằng với tâm linh hiện giờ của cô, trong thời gian ngắn chắc
chắn có thể đến “Thiên Phật Viện” an vị đấy.
Vị đạo thân này, thấy trên đầu ông có luồng đạo khí chói rọi, chắc
chắn là một người có tu, cớ sao bị trị tội tại đây?
Đạo Thân:
Ôi! Nói ra thì câu chuyện dài lắm, bị nhốt trong nhà giam này có 20
ngày rồi, hôm nay thấy Sư Tôn đến, trong lòng thật là khó chịu! tôi
lúc còn sống trên đời là Giảng Sư, tuyên truyền đạo lý siêng năng chỉ
dạy người ta, khuyên hoá rất nhiều người mê muội được tỉnh giấc
bước trên con đường đạo, tích công đức rất nhiều. Duy nhất có điều
chưa được tốt, là tôi trong kiếp này phạm phải sai lầm rất lớn trong
quan niệm, cho là Bạch Dương pháp môn mới là chí cao vô thượng,
là pháp thuyền cứu thế ứng thời ứng vận, mà đối với môn giáo khác
và Tiên Phật Hồng Dương Kỳ, đều cho là lỗi thời rồi mà đưa vào vị
trí thứ 2.
Do tôi mỗi khi giảng đạo, trong vô tình đều cho thấm nhuần thứ tư
tưởng sai lệch thế này, mà ảnh hưởng số đạo thân kém kiến thức cũng
theo tư tưởng này, tạo ra đủ thứ sự việc tranh chấp, tục ngữ có câu:
tôi tuy không giết bá nhân, nhưng bá nhân vì tôi mà chết”. Cũng vì
cái tâm phân biệt, cái tâm chấp chước, cái tâm không bình đẳng của
tôi, làm trở ngại cho rất nhiều đạo thân trên con đường tu đạo, thật là
tội lớn vô cùng, Giám Sát Chơn Quân đối chiếu hồ sơ nói rằng: điều
may mắn là do có công đức rất nhiều, nếu không đã bị đày xuống Địa
Ngục rồi!
Ngộ Duyên:
Giảng Sư truyền bá chơn lý của bề trên, thật sự nên xem điều đó làm
điều cảnh tỉnh cho mình, phải cẩn ngôn thận hành mới không dẫn đến
hại mình và hại người ta đấy.
Sư Tôn:
Đồ đệ hiền! công đức “Pháp thí” của con rất lớn nhưng do không
hoàn toàn khớp với chơn lý, mới có kết quả ngày hôm nay.
Nói tóm lại, chơn lý là cái duy nhất, cái vĩnh hằng bất biến, cái không
phân biệt đẳng cấp. Không vì sự thay đổi về thời gian, không gian mà
thay đổi theo, cũng không vì sự miệt thị của con người mà không tồn
tại.
Những chơn lý do Tiên Phật Hồng Dương Kỳ truyền bá, chẳng khác
gì so với chơn lý do Thầy truyền cho. Thần, Phật đều là đại diện cho
chơn lý, đều là Chí Quý Chí Tôn, nào có thể nảy sanh ra cái tâm
khinh khi phân biệt? huống hồ chi Phật đường hiện nay đang thờ
phụng, đều là Thần Phật trong Hồng Dương Kỳ hoặc Thanh Dương
Kỳ, nói như thế chẳng lẽ không mâu thuẫn nhau sao?
Thầy đây liên tiếp ở khắp nơi ban lời huấn khai thị các đồ đệ phải
nhận lý quy chơn, đừng bị mê hoặc bởi một số lý bất chính nhìn
tưởng đúng nhưng không đúng, tu đạo tu tâm, hy vọng các đồ đệ
trong “Nhị lục thì trung” suy xét lại tự mình, vận dụng trí tuệ, đột phá
ngu si, tự nhiên được rất tự do tự tại mà giải thoát đấy.
Mong mỏi những Giảng Sư thay trời tuyên hoá phải trau giồi học
thức cho đầy đủ hơn, nghiên cứu chơn lý, đừng tự mình mê muội mà
dẫn người ta mê muội theo, đến khi phải bị báo ứng thì hối hận quá
muộn rồi đấy!
Đạo Thân:
Khấu tạ Sư Tôn ban lời huấn khai thị cho! Đồ đệ ngốc đã ngộ ra rồi.
Sư Tôn:
Đêm nay do thời gian giới hạn, lấy thông tin tại “Cửa Khẩu Nhỏ
Lạnh Giá” đến đây tạm dừng, cảm tạ chư vị Tiên Quan đã hỗ trợ cho,
Sư Đồ ta hiện giờ phải đến “Cửa Khẩu Vương Dương” tiếp tục
chuyến thăm viếng, xin chuyển lời bẩm báo Tổ Sư và thay mặt gởi lời
cảm ơn.
Ngộ Duyên:
Đệ tử bái biệt chư vị Tiên Quan!
Quan Cõi Tiên:
Cung tiễn Cổ Phật và Ngộ Duyên tu sĩ!
Sư Tôn:
Ngộ Duyên mau nhắm “tâm nhãn” lại, theo Thầy lên xe mây, lên…
Đã đến “Cửa Khẩu Vương Dương”, Ngộ Duyên có thể mở mắt tâm
nhãn được rồi!
Ngộ Duyên:
Cảnh quan cửa khẩu này giống “Cảnh Dương Điện”, phía trên
Điện” có treo một tấm biển, trên biển ghi: “Cửa Khẩu Vương
Dương”, hai bên phải, trái có câu đối rằng:
Chánh khí công sung nhi túc thuần linh thất chỉnh bát tu thành diệu mỹ.
正 氣 攻 充 而 足 純 靈 七 整 八 修 成 妙 美
Phàm tỳ phất tận ký vô tục ý thiên điêu vạn chác hoá quang viên.
凡 疵 拂 盡 既 無 俗 意 千 雕 萬 琢 化 光 圓
Cung điện” tao nhã, trên cột trên đà đều có “tranh điêu khắc”, rồng bay phượng múa, có mùi thơm thổi tới đầy khí cát tường, điềm báo thời kỳ Tam
Dương Mở Màn, Ngộ Duyên trong lúc ngắm nhìn, bỗng nhiên nghe tiếng
nhạc quanh quẩn, thấy Điện Chủ là Thiên Tâm Tổ Sư cùng tuỳ tùng 7 tới 8
người, từ trong “Điện” vui vẻ bước ra ngoài điện nghênh đón, trò chuyện
với Sư Tôn, mời vào trong điện, chỉ thấy trong điện trang trí rất đẹp theo
kiểu cổ đại, các Quan trực ban đều bận rộn trong đống hồ sơ, phía trên
chánh điện có treo một tấm biển, trên biển ghi: “Đại Tai Duy Tắc4” 4 chữ
lớn, hai bên phải, trái có ghi nhiều chữ rằng:
Thiên mệnh hoàng hoàng, đế đức đãng đãng, niệm chư xích tử, trạch cập hạ
天 命 皇 皇 , 帝 德 蕩 蕩 , 念 諸 赤 子 , 澤 及 下
dân, vận khải Bạch Dương, hoằng triệu chơn tông, viên thâu nguyên linh,
民, 運 啓 白 陽 , 宏 肇 真 宗 , 圓 收 原 靈 ,
huệ tích huyền huyền, tam tam hợp nhất, ngũ giáo quy căn,
惠 錫 玄 玄 , 三 三 合 一 , 五 教 歸 根,
bình thâu thống nhiếp, tam tào định cách, Long Hoa nạp khánh, tam lục tứ
平 收 統 攝 , 三 曹 定 格 , 龍 華 納 慶 , 三 六 四
bát, vĩnh điện hoàng đạo, vạn bát vô cương.
八, 永 奠 皇 道 , 萬 八 無 疆,
Bức kia là:
Tam kỳ tu chơn, cố thị minh mệnh, tán hoá điều nguyên, công tại quần luân,
三 期 修 真 , 顧 諟 明 命 , 贊 化 調 元 , 功 在 群 倫,
tam cang ngũ thường, khắc tận nhân đạo, thiên đạo toại thành,
三 綱 五 常 , 克 盡 人 道 , 天 道 遂 成,
quyết công cẩn táo, tế thế dũ dân, triệu tánh hàm hanh, phục cổ thuần phong,
厥 功 謹 操 , 濟 世 牖 民 , 兆 姓 咸 亨 , 復 古 淳 風,
thừa thiên văn vận, khắc minh tuấn đức, phất độc kỳ thân, cần tại quyết thiện,
承 天 文 運 , 克 明 峻 德 , 弗 獨 其 身 , 勤 在 厥 善
tánh quang viên minh.
性 光 圓 明
Tổ Sư:
Ghi chú: Đại tai duy tắc: việc lớn nhất là tuân theo quy tắc của ông trời
Kính mời Cổ Phật Sư Đồ thăng toạ, mệnh lệnh Quan Tiếp Tân dâng
lên trà thơm, trái cây, đêm nay hai vị giá lâm thăm viếng thật là dịp
khó gặp, ta phải hết sức mình đóng góp cho Quyển Du Ký.
Sư Tôn:
Chúng ta phụng mệnh viết Sách Du Ký, có chỗ nào quấy nhiễu, mong
Tổ Sư bao dung cho! Ngộ Duyên! Mau qua đây tham kiến Tổ Sư.
Ngộ Duyên:
Cung thỉnh Tổ Sư thánh an! Đệ tử ngu muội mong Tổ Sư chỉ điểm
khai thị cho.
Tổ Sư:
Ngộ Duyên hãy đứng lên không cần đa lễ.
Ta hiện giờ thuyết minh đơn sơ về tình trạng đại khái những chức
trách trong bổn điện:
Bổn điện chuyên phụ trách “Tra Cứu Rõ Nội Công”, không như
những cửa khẩu khác có thiết lập “Phòng Trừng Trị”, nói tóm lại
nguyên linh đến bổn điện, đã là trải qua đủ thứ khảo hạch, linh tánh
gần như viên mãn, cho nên điểm chính trong chức trách của bổn điện,
là ngoài việc tra cứu nội công, còn có một tòa lầu và 7 phòng, chuyên
để chỉnh ngay lại những khuyết điểm nhỏ của tu sĩ lúc còn sống trên
đời, chức năng của nó mỗi cái mỗi khác, xin nói sơ lược như sau:
1.Phòng Điều Trị: hễ những nguyên linh lúc còn sống trên đời bị bệnh
lâu ngày mà chữa không hết, hoặc chết do tai nạn mà linh thể bị tổn hại,
đều ở phòng này tiếp nhận bác sĩ cõi trời chuẩn trị, khôi phục lại bản
lai diện mục của linh thể.
2.Phòng Học Lễ: hễ những nguyên linh lúc còn sống trên đời, về cái
nhìn cái nghe cái nói, động tác tuy có thể khớp với lễ tiết, nhưng có
người vẫn còn một chút khuyết điểm, thì phải tới phòng này ôn tập lại
mà đạt tới cảnh giới hoàn mỹ.
3.Phòng Tu Thân: hễ những nguyên linh lúc còn sống trên đời, cử chỉ
đoan trang, lấy thân hành đạo, đạo khí đầy mình, nhưng nếu còn một
chút khuyết điểm thì vào phòng này tu cho hết khuyết điểm luôn.
4.Phòng Tham Ngộ: hễ những nguyên linh lúc còn sống trên đời chỉ
chú trọng hành thiện tích đức, hoặc là những ai tu luyện mệnh công, ít
nghiên cứu tánh lý, chỉ chấp về một quy củ riêng, thì đến phòng này
tiếp nhận giáo dục về “Tánh lý tâm pháp”, sau khi tham ngộ là đạt đến
kết quả “Tánh mạng” đều viên mãn.
5.Phòng Bồi Công: hễ những nguyên linh lúc còn sống trên đời tuy
siêng năng tu luyện mệnh công, nhưng chưa đạt cảnh giới thuần thanh,
hoặc là do cách luyện sai lầm mà không biết phải làm sao, thì tu bồi
chỉnh ngay tại đây.
6.Phòng Nhẫn Nhục: nhẫn nhục là một trong sáu thứ ba la mật của
nhà Phật, hễ những nguyên linh lúc còn sống trên đời chơn tu thật
luyện, nhưng tâm tánh chưa tu trọn vẹn, công phu nhẫn nhục chưa đủ,
thì tu bồi trong phòng này.
7.Phòng Thay Áo: nguyên linh sau khi trải qua tu luyện tại 6 phòng
mới vừa kể, đều đến phòng này rửa sạch linh thể, thay áo tiên, từ lúc
này trở đi mới mẻ hoàn toàn vui vẻ tiêu diêu đấy.
8.Lầu Tịnh Dưỡng: nguyên linh từ phòng thay áo chuyển đến lầu này
đặng “tịnh dưỡng tâm thần”, đợi chờ chuyển đến “Cửa Khẩu Chấn
Dương” tại “Cửu Dương Quan” tiếp tục con đường thăng thiên.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Tổ Sư, quý điện chuyên phụ trách tra rõ nội công, phải chăng
là nói về 3.000 công, 800 quả.
Tổ Sư:
Đúng đấy!
Ngộ Duyên:
Xin thỉnh giáo tiếp Tổ Sư 3.000 công, 800 quả có dễ tu không? Làm
sao tu lấy?
Tổ Sư:
Những ai có hằng tâm trong “Đạo” thì dễ, những ai không có hằng
tâm trong “Đạo” thì khó.
Người tu đạo lập thân hành đạo, chịu bố thí tiền tài, bồi công đức ,
xem việc thiện như bảo vật, không tranh chấp với đời, không so đo
với người ta, yên tĩnh chẳng màng dục vọng, trưởng dưỡng chánh khí,
không nóng nảy, không tàn bạo, không kiêu ngạo, không tâm loạn,
không cố chấp, không tự ti, không tự tôn, không chấp chước, đi đứng
nằm ngồi lúc nào cũng không rời trung đạo, thận trọng thân mình
trong thế giới trần tục, noi gương bông sen có mùi thơm siêu phàm,
thoát tục vô nhiễm, bị trục trặc cũng như thế, thêm trục trặc lần nữa
cũng như thế, thì thành đạo không khó đấy.
3.000 công, là ý nói “ba thứ công cho thanh”, bao gồm : “tinh nhất
thanh công”, gọi là Ngọc Thanh; “khí nhất thanh công”, gọi là
Thượng Thanh; “thần nhất thanh công”, gọi là Thái Thanh. “Tinh”,
Khí”, “Thần”, là 3.000 cái tam thanh, tung hoành tự tại, tiêu diêu ngoài Tam Giới.
800 quả, là nói về thành “nhân”:
1/trong chữ “nhân” có chữ “người” ( 人 )
2/ trong chữ “nhân” có chữ “nhơn từ” ( 仁 )
3/ trong chữ “nhân” có hai người ( 人 ) + ( 二 ) = ( 仁 ) , Âm
Dương hợp bích, nhật nguyệt hợp minh, gọi là hồi quang phản chiếu
đấy.
Ngộ Duyên:
Lời nói Tổ Sư lý lẽ thâm sâu, đệ tử ngu muội không thể ngộ ra hết
huyền cơ trong đó, khấu xin Tổ Sư nói tường tận hơn, giải thích thêm.
Tổ Sư:
Tốt! cái gọi là 3.000 công, 800 quả, không phải nói về con số, tu sĩ
hiện nay luôn luôn bị chướng ngại bởi văn tự, cứ lăn lộn trong 3.000
điều công, 800 cái quả, như vậy là chấp chước về “văn tự tướng”,
không hiểu thật tướng nội dung trong đó.
3.000, là Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, là Tam Giới đấy, là Tam
Tào đấy. Cho nên nói đức có thể phối với Thiên Hạ, “Đạo Quán Cổ
Kim”, là ý chỉ 3.000 công này đấy. Ý đó chính là nói hãy với “vô trụ
tướng” đi bố thí, hành “vô lượng công đức”, phổ cập chúng sanh
khắp nơi, công đức đó sung mãn Tam Thiên, Đại Thiên Thế Giới,
không chỗ xa nào không đi tới, không chỗ tinh vi nào không đi vào.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Tổ Sư con người sống trên đời không quá thời gian trăm tuổi,
dù cho lúc nào cũng ở đó hành công lập đức, những công đức tích luỹ,
cũng không thể nào nhiều như thế, vậy thì tu sĩ phải đợi tới ngày nào
mới có thể đạt đến công đức viên mãn.
Tổ Sư:
Đó là chấp chước về công đức có con số đấy, thường nghe câu nói
như là “công đức vô lượng, vô lượng công đức”, chính là dạy chúng
ta rằng công đức không thể tính bằng con số, không thể đi đo lường,
phải ở chỗ khôi phục cái lương tâm, hiểu rõ cái lương tri, triệt để đi
hành cái lương năng.
Cho nên vừa rồi nói: “tinh nhất thanh công”, “khí nhất thanh công”,
thần nhất thanh công”, “Tinh, Khí, Thần” nếu đều quy “Nhất”, gọi là
tam huê tụ đỉnh. Tinh nhất có tên gọi là “Ngọc Thanh”, Khí nhất gọi
là “Thượng Thanh”, Thần nhất gọi là “Thái Thanh”. Tam thanh này,
là siêu xuất ngoài Tam Giới, thoát khỏi sự ràng buộc của khí số, cho
nên Tiên Phật khuyên chúng sanh tu công lập đức, đều với 3.000
công là mục tiêu tối cao đấy.
Ngộ Duyên:
Xin Tổ Sư giải thích tường tận về “Tinh nhất”, “Khí nhất”, “Thần
nhất”, cho biết ý nghĩa của nó và phương pháp hành trì.
Tổ Sư:
Tinh nhất”, là luyện tinh để tinh được quy nhất đấy. Nhất, là đạo đấy. Đạo là lý đấy. Tinh là vật gì ? các kinh điển đều có danh từ gọi của
nó, làm cho tu sĩ không biết phải làm sao, nay dựa vào thánh duyên
viết sách “Thiên Phật Viện Du Ký”, đặc biệt dùng văn tự thô thiển
giải thích cho: Tinh, là “Thất tình lục dục” đấy, cho nên luyện Tinh,
là điều hòa “Thất tình lục dục” quy về chơn lý chơn đạo. Mạng sống
nếu không có tình dục, thì không thể kéo dài mãi, có câu nói: “Người
đoạn tuyệt tình dục là không thể truyền chánh đạo” cho, cho nên mục
đích luyện Tinh, không phải bắt buộc tu sĩ đoạn tuyệt tình dục, mà là
phải điều tiết thích đáng tình dục cho khớp với trung hoà. Trung hoà,
là “nhất” đấy. Có câu nói: “Đạo Trong Cuộc Sống Hằng Ngày”. Cho
nên luyện Tinh không phải chuyên nói về lúc Tịnh Toạ điều tức, vận
chuyển khí hít thở, mà là trong “nhị lục thì trung”, khởi tâm vọng
niệm đều ở đó luyện Tinh đấy.
Hễ là khởi tâm động niệm, đều có phát động về tình dục, nhà Nho có
nói về tứ chánh, tứ phi, có nói về khắc kỷ phục lễ, đều là cách tu trì
trong việc luyện tinh; Phật Giáo có ngũ giới, Đạo Giáo có thanh tâm
quả dục, cũng đều là bản nhạc khác nhau nhưng công phu giống nhau.
Luyện Tinh bắt tay từ chỗ nào, mỗi vị nói mỗi thứ tuy có khác nhau,
nhưng mục đích đều là dẫn dắt linh tánh trên khía cạnh tình dục cho
khớp với đạo đấy. Chỉ cần tu sĩ có thể trong nội tâm để tình dục trong
lúc hiện ra và ẩn lại đều cho khớp với lý, tức là “luyện tinh quy nhất
đấy”. Đạt cảnh giới này như là vách tường trắng không tỳ vết, cho
nên gọi là Ngọc Thanh.
Cái lý về “khí nhất” cũng thế, khí là nói về tình cảm và tâm trạng của
con người, mục đích luyện khí, là để cho tình cảm, tâm trạng được
điều tiết mà đạt trung hoà. Đại Đạo trong sự vận chuyển Âm Dương
như vòng tròn, làm gốc rễ cho nhau, nhất động nhất tịnh cứ liên tiếp
mãi. Trong hoàn cảnh thiên nhiên có gió, sấm sét, mưa, sương mù, đá
băng cùng với hỷ, nộ, ai, lạc, bi, khiếp sợ, lo lắng, âu sầu, đều là biến
hóa của khí.
Mưa thuận gió hoà chính là thời tiết khớp với đạo đấy, thời tiết nếu
như rời khỏi đạo, là thiên tai động đất nảy sinh đấy! Hãy tìm hiểu
nguyên nhân của nó, khi thời tiết mưa mà không có mưa, lúc đáng lẽ
ngày nắng lại không có nắng, là thời tiết bị mất điều tiết đấy. Tu sĩ
nghe những lời trên đây có thể ngộ ra tình cảm “thâu vào” và “phát ra”
phải là những điều tiết khớp sao cho thích đáng, thì là được tâm
thanh” khí “hoà”, dần dần đi tới như cuốn Thanh Tịnh Kinh ghi:
Thường ứng thường tịnh”, là cảnh giới “luyện khí quy nhất” đấy.
Tại vì nhẹ thì thăng lên trên, cho nên “khí nhất thanh công” cũng gọi
là Thượng Thanh.
Còn về “Thần nhất”, là tu tuệ đạt chánh giác đấy, “thần”, nếu nói
cách khác thì là tuệ đấy, bên nhà Phật nói là Bồ Đề, Bát Nhã; bên nhà
Nho nói là Thiên Mệnh Chi Vị Tánh; người thời nay nói là Lý Trí. Lý
trí này người nào cũng có, ai nấy đều chẳng ai không có, vô hình vô
tượng, lúc ẩn lúc hiện, nếu có thể phát giác nó tồn tại, tức là minh tâm,
nếu để nó bày tỏ ra cho thấy, tức là kiến tánh. Tu đạo tu tâm, tu tâm
là ở chỗ bồi dưỡng cái lý tánh, cho nên nói: tu tâm dưỡng tánh. Câu
nói “Luyện thần” là nói về nó đấy.
Ta mong mỏi những người trên đời hễ tu luyện tịnh tọa hít thở, có thể
dụng tâm hiểu được tam muội trong đó, triệt để tham ngộ thật nghĩa
về luyện “Tinh”, luyện “Khí”, luyện “Thần”, mà trong cuộc sống
hằng ngày, không một tí miễn cưỡng, tự nhiên luyện nó, thì đi đứng
nằm ngồi đều là “Thiền” đấy.
Ngộ Duyên:
Cảm tạ Tổ Sư đã nói ra những diệu lý trước giờ chưa hề nghe qua,
thật là chữ nào cũng như viên ngọc, vất ra có tiếng, tu sĩ trên đời có
phước duyên không cạn đấy! xin Tổ Sư từ bi giải thích tiếp ý nghĩa
về 800 quả.
Tổ Sư:
Tốt thôi , tu sĩ đáng lẽ phải nói “một” hiểu ra “ba”, nhìn những cái
giống nhau thì có thể suy diễn ra. 800 cũng không phải nói về con số,
là ví dụ đấy, thật ra là nói cảnh giới của “quả” bên trong đạt tới viên
mãn, tức là Càn Khôn định vị, Bát Quái quy chánh. Nếu “tâm” của tu
sĩ không thể lúc nào cũng khớp với đạo, tự nhiên quẻ keo điên đảo;
ngược lại là kết cái quả về Bát Quái.
Muốn để Bát Quái quy chánh, cần phải đạt đến vô duyên đại từ, đồng
thể đại bi, là tâm cảnh của thần linh thương người đời. Nếu không hễ
hơi có chấp công, chấp đức, là tự nhiên chánh quả khó kết. Cho nên
những ai tu đến 800 quả mãn, đều là có lập đại nguyện, là những
người vô tướng bố thí. Nhưng nội quả không rời ngoại công, ngoại
công không rời nội quả, hỗ trợ nhau mà thành, nội ngoại như một,
mới có thể thật sự đạt đến cảnh giới chí thiện, cho nên Phật nói:
Giác Hành Viên Mãn”, “Tức Tâm Thị Phật”, lý này có hiểu không? Theo lý trên đây mà hành, lâu ngày là công phu thâm hậu, 3.000 công
mãn, 800 quả viên, là thoát khỏi ràng buộc của Tam Giới, xuất nhập
Tam Giới mà tiêu diêu tự tại đấy!
Sư Tôn:
Diệu quá! Huyền quá! Thiên Tâm Tổ Sư không ngại lời nói dài dòng,
siển giải lý lẽ cảnh tỉnh ngu mê, hầu mong được tận thiện tận mỹ. Tu
sĩ có thể đọc cuốn sách này, có thể nghiên cứu trang này, thật là tu ba
kiếp mới có vinh hạnh này đấy!
Đêm nay thời gian đã hết, Sư Đồ ta xin từ biệt tại đây.
Tổ Sư:
Do thời gian giới hạn, không dám giữ lại, lễ tiết không chu đáo xin
bao dung lượng thứ cho!
Đổ chuông, sắp ban cung tiễn Cổ Phật.
Sư Tôn:
Ngộ Duyên mau lên xe mây! Nhắm mắt lại!
Lên…
Đã về đến Phật đường, Ngộ Duyên linh thể hoàn nguyên.