Chia Sẻ: http://ngocduccung.edu.vn/book_chapter?alias=89-khoa-trinh-tu-dao---dao-nghia-can-ban---ngoc-duc-cung&code=3325

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN Ở ĐÂY

Chương trước Phần sau

Khóa trình tu Đạo

 

Bốn môn học cần thiết trong quá trình tu Đạo:

                                      1)       Phẩm cách, 2) Công đức, 3) Hỏa hầu, 4) Lễ tiết.

 

Tu Đạo phẩm cách nghiệm đương tiên

Tài bồi công đức lập chí tiền

Hỏa hầu luyện túc tính quang hiện

Bác văn ước lễ pháp Thánh hiền

Phẩm cách:

Trong quá trình tu Đạo, phẩm cách là môn học đầu tiên mà mọi người phải học và phải hành. Đó là nhân phẩm và đức hạnh của người tu Đạo. Thánh nhân viết: “Chánh kỷ khả dĩ hóa nhân”. Nghĩa là phải sửa mình trước rồi mới có thể độ hóa người. Đạo là phần thể vô hình, nhưng có thể hiện từ phẩm cách của con người. Nên bước đầu trong việc tu Đạo là phải trừ đi những tập tính xấu, giữ đạo tam cang ngũ thường, hành bát đức để lập thân, Tập tính trừ thì nhân phẩm cao, hành nhân nghĩa thì người kính trọng, đó là phẩm cách cao thượng của chánh nhân, quân tử. Đức Khổng Tử viết: “ Vua Cảnh Công nước Tề có ngàn cỗ xe tứ mã, nhưng khi chết rồi chẳng ai ca tụng và cũng không thương tiếc. Bá Di và Thúc Tề nhịn đói, chịu chết ở núi Thú Dướng, nhưng đời sau được người ca tụng”. Đủ thấy phẩm cách của một người rất là quan trọng. Sách Đại Học viết: Phú nhuận ốc, đức nhuận thân”. Người giàu có thì lấy tiền bạc trang trí nhà cửa, ăn no mặc ấm đó là phú quý của người thường. Người quân tử thì lấy đức hạnh làm quý, vì đức hạnh làm rạng phẩm cách của một người. 

Công đức:

Công đức là điều kiện để trở thành Tiên Phật, Thánh Hiền, nên tu đạo cần phải hành công lập đức. Công đức là căn nguyên của phúc, công đức không lập thì phúc không đến. Công đức có thể tiêu trừ oan nợ, giảm bớt nghiệp chướng. Nên từ cổ chí kim, người tu hành đều lấy cứu nhân độ thế làm trọng trách, tu Đạo mà không lập công Đức thì dễ gặp ma khảo. Sách Trung Dung viết: “Cẩu vô chí đức, chí đạo bất ngưng yên”, Đạo phải lấy đức bồi mới thành. Tiên Phật được người đời cúng bái là vì có công có công đức với đời, nên lưu danh thiên cổ. Trong hai thời kỳ Thanh Dương và Hồng Dương, người xuất gia phải tu phần nội quả trước, sau mới hành công. Nay trong thời kỳ phổ độ Bạch Dương lại lấy công đức làm đầu. Hành công có ba phương tiện, gọi là tam thí: Đó là Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí. Tài thí là sự bố thí về tiền bạc, nơi đạo tràng thì in kinh sách, mua cúng quả, dầu nhang.. Giáo Hóa Bồ Tát từ bi nói: Tài thí như người đánh nước giếng, vừa đánh vừa sinh, nên nước trong giếng đánh mãi vẫn không hết, nếu năm bảy ngày không người đánh nước, nước trong giếng cũng không tràn ra ngoài được.

Pháp thí là giảng đạo thuyết pháp, khuyên người hướng đạo, độ người lên pháp thuyền mà rời bể khổ, công đức vô lượng. Vô úy thí là bố thí bằng tấm lòng thành cho người cũng như trong việc đạo mà không sợ cực nhọc, như dẫn người đi nghe kinh, hộ trì đạo tràng,.. Cửu phẩm liên đài do công đức bồi đắp mới chứng được, như cao ốc đều do từng miếng gạch mà tạo nên. Người tu hành hội đủ tam thí, công đức viên mãn tất chứng quả vô thượng.

Hỏa hầu:

Hỏa hầu là môn công phu luyện tính trong quá trình tu Đạo. Có công đức nhưng thiếu hỏa hầu cũng khó chứng Đạo. Người thiếu hỏa hầu khi gặp sự việc không vừa ý thì dễ sinh lòng oán hận. Cổ Đức nói: Ngọn lửa trong lòng có thể đốt cháy cả một khu rừng công đức. Lại nói: Lòng sân hận nổi là cánh cửa mở đường cho tất cả mọi nghiệp chướng (Nhất niệm sân tâm khỏi, bách vạn chướng môn khai). Cho nên người tu hành cần phải luyện hỏa hầu, thiếu hỏa hầu dễ vô ma đạo. A Tu La cũng là người tu hành, chỉ vì không diệt trừ được lòng sân hận nên phải ở trong vòng Ma đạo, mà không được chứng quả.

Lễ Tiết:

Lễ là lễ nghi, lễ phép, Tiết là tiết độ, chừng mực. Vô lễ thì phàm tục, quá lễ thì không thích đáng, không hợp thời, nên lễ lấy hòa làm quý. Sách Trung Dung viết: “ Thành ư trung, hình ư ngoại”. Lễ phát xuất từ tâm, chí thành ở trong tâm sẽ hiện ra ngoài. Thành là không khi dối, không giả tạo, là lòng chân thật phát xuất từ tâm. Như kính trên nhường dưới, nhã nhặn khiêm tốn, không kêu không ngạo đều thể hiện bằng tấm lòng thành. Đức Khổng Tử  viết: “ Tuy có tài và cái hay của Châu Công, nhưng tính bủn xỉn và kêu ngạo, thì không có gì đáng kính cả”. Pháp Bảo Đàn Kinh: “ Nội tâm khiêm hạ thị công, ngoại hành ư lễ thị đức[1]. Sách Lễ Ký viết: “ Lễ nghi tam bách, uy nghi tam thiên39. Xử thế tiếp vật hợp lễ, mới hiển được phong cách thanh cao của người quân tử.

Phẩm cách, công đức, hỏa hầu, lễ tiết là bốn yếu tố cần thiết để chứng Đạo, thiếu một cũng không được, như cất nhà lầu, chỉ có gạch mà thiếu đi một yếu tố, như xi măng, sắt thép, hay thép thì vẫn không thể xây được. Cũng như trái táo, tuy có mùi thơm vị ngọt, nhưng bề ngoài hình thù xấu xí, bị sâu bọ ăn, táo sẽ mất giá. Ngược lại, vỏ ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong sinh vòi, cũng không thể ăn được

 

* * *



[1] Trong lòng khiêm tốn nhún nhường là công, ngoài hành lễ là đức, công và đức ở trong lòng người

Chương trước Phần sau

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN Ở ĐÂY

KINH SÁCH LIÊN QUAN

    Đúng người - Đúng việc - Đúng ước mơ

    Tìm hiểu thêm....
    +84.919 007 117